Theo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, hiện nay, việc phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển đang được thực hiện theo Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ, áp dụng cho giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, Quyết định này sẽ hết hiệu lực sau năm 2025. Nếu không có văn bản mới thay thế sẽ dẫn đến khoảng trống pháp lý trong việc xác định địa bàn triển khai các chính sách dân tộc, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng và phân bổ nguồn lực đầu tư trung hạn giai đoạn tiếp theo.
Việc ban hành Nghị định thay thế Quyết định hiện hành là cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, bảo đảm thống nhất, minh bạch và phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Chính phủ và yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.
Các tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi gồm: Có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều gấp từ 3 lần tỷ lệ nghèo theo chuẩn đa chiều bình quân của cả nước trở lên; riêng ĐBSCL có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều gấp từ 2 lần tỷ lệ nghèo theo chuẩn đa chiều bình quân của cả nước trở lên.
Tỷ lệ đường từ trung tâm xã đến các thôn chưa được cứng hoá theo tiêu chuẩn B đường giao thông nông thôn; chưa có điện lưới quốc gia hoặc đã có nhưng còn trên 30% số hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.
Việc xác định thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, phải đảm bảo là thôn có ít nhất 2 trên 3 tiêu chí trên.

Tiêu chí phân định xã vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, Bộ Dân tộc và Tôn giáo đề xuất 8 tiêu chí, gồm: Thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 50% trở lên so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước theo công bố của năm trước liền kề; Có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều cao gấp từ 1,5-2 lần trở lên so với tỷ lệ nghèo theo chuẩn đa chiều bình quân của cả nước; Tỷ lệ hộ có điện sử dụng thường xuyên, an toàn đạt dưới 90%; Tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh đạt dưới 80%; Tỷ lệ đường xã được cứng hóa theo tiêu chuẩn A đường giao thông nông thôn đạt dưới 80%; Tỷ lệ đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã đến các thôn được cứng hoá đạt dưới 60%; Chưa có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt dưới 90%.
Trên cơ sở đó, phân định xã vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ áp dụng theo trình độ phát triển: Xã khu vực I (xã đang phát triển) là xã có ít hơn 3 tiêu chí; xã khu vực II (xã khó khăn) là xã có từ 3 đến 4 tiêu chí; xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) là xã có từ 5 tiêu chí trở lên.
Tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026 – 2030 là căn cứ để xác định địa bàn ưu tiên đầu tư, phân bổ nguồn lực công bằng và hiệu quả. Việc phân định rõ ràng các địa bàn theo đặc điểm dân cư, địa hình, điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế – xã hội là cơ sở để: Áp dụng chính sách có địa chỉ, đúng đối tượng; Ưu tiên đầu tư các nguồn lực ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn vay ưu đãi và nguồn lực xã hội; Thiết lập hệ thống dữ liệu thống nhất phục vụ quản lý, theo dõi và đánh giá chính sách một cách khách quan, minh bạch.
Góp phần thu hẹp khoảng cách và thúc đẩy phát triển bền vững: Phân định địa bàn không chỉ là yêu cầu kỹ thuật của quản lý nhà nước, mà còn là công cụ để: Rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc; Bảo đảm quyền tiếp cận công bằng đến các dịch vụ cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch, điện, internet…); Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển nông nghiệp đặc sản, kinh tế bản địa; Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2026 – 2030, mục tiêu phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi không chỉ là xóa đói giảm nghèo, mà còn hướng đến phát triển toàn diện, bền vững, có bản sắc và gắn kết liên vùng. Do đó, cần thiết phải xây dựng tiêu chí phân định phù hợp với yêu cầu mới, làm cơ sở hoạch định chính sách một cách chiến lược, hiệu quả.

VOV.VN – Tuy còn không ít vướng mắc, nhưng chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021–2030 (giai đoạn I từ năm 2021–2025) tai Đăk Lắk đã đạt kết quả ấn tượng khi tỉnh đã giảm được một nửa số hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số so với năm 2021.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.