"Bộ trưởng Nội vụ: Nhiệm vụ, quyền hạn cấp xã mới tăng gấp 10 lần, áp lực đè nặng!"

BộTrưởngNộiVụ #CảiCáchHànhChính #CấpXã #PhânCấpQuyềnHạn

Chi tiết:
Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, từ tháng 7/2025, 90/99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển xuống cấp xã, tạo nên áp lực lớn. Đây là bước đột phá trong cải cách hành chính, hướng tới mô hình chính quyền 2 cấp tinh gọn, hiệu quả và gần dân hơn.
👉 Xem thêm tại link bài viết!

Chiều 7-5, Quốc hội dành thời gian thảo luận tại tổ về hai dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi và Luật Cán bộ, công chức sửa đổi.

Nêu ý kiến, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay việc sửa hai luật nói trên đặt trong yêu cầu rất cấp bách, cấp thiết và trong tổng thể thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, biên chế với tinh thần rất khẩn trương.

Hai dự án luật này đồng thời phải là một trong những căn cứ quan trọng để chúng ta vận hành toàn bộ nền công vụ, cũng như vận hành chính quyền địa phương các cấp.

bo-truong-noi-vu-Pham-Thi-Thanh-Tra.jpg
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: PHẠM THẮNG

90/99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển xuống cấp xã

Theo bà Trà, Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới sửa tháng 2-2025, lúc bấy giờ chưa đặt ra yêu cầu sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Nhưng sau đó, thực hiện chủ trương của cấp có thẩm quyền, chúng ta thực hiện luôn và ngay yêu cầu này.

Do vậy, Bộ Nội vụ kết hợp để tiếp tục hoàn thiện hai dự án luật trên cơ sở nguyên tắc và triết lý cho sự đổi mới, cải cách một cách thực sự đối với hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp, cũng như nền công vụ nước ta.

“Quyết định sửa căn bản, toàn diện với triết lý đó thực sự là tư duy của cải cách, đổi mới, kiến tạo và phát triển”- bà Trà nhấn mạnh.

Nói về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ trưởng Nội vụ cho biết lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo tập trung vào 4 vấn đề lớn.

Vấn đề đầu tiên là xác lập một mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thay thế cho mô hình chính quyền địa phương 3 cấp hiện hữu. Chính quyền địa phương hai cấp có cấp tỉnh (gồm tỉnh và thành phố); cấp xã (gồm phường, xã và đặc khu, trong đó đặc khu tập trung cho các huyện đảo – hiện có 13 huyện đảo).

Trong dự thảo luật và kể cả Hiến pháp vẫn có đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, để sau này căn cứ thực tiễn, chúng ta đặt ra những tiêu chí, điều kiện cụ thể để hình thành những đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt trong tương lai.

“Dù có đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt gì thì nó cũng vẫn nằm trong tổng thể của chính quyền địa phương 2 cấp, nhưng được phân định và phân loại một cách rạch ròi và cụ thể hơn”- bà Trà nói và nhấn mạnh mục tiêu thiết kế mô hình chính quyền địa phương 2 cấp vừa phải đảm bảo tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nhưng quan trọng nhất là gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn.

“Đây là mô hình vừa mang tính phổ quát của rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới, vừa mang tính đặc thù của hệ thống chính quyền địa phương của Việt Nam”- Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.

Vấn đề lớn thứ hai, dự thảo luật phân định một cách rất rành mạch, cụ thể về thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương.

“Việc này vừa kế thừa, vừa đổi mới, nhưng đổi mới là căn bản”- bà cho biết thiết kế về thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền đi theo hướng gần như triệt để thực hiện phân cấp, phân quyền từ Trung ương- địa phương và của chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, đối với cấp xã, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện hành chuyển gần như tuyệt đối về cho cấp xã. Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp xã mới là rất nặng và sẽ được tiếp tục phân cấp từ cấp tỉnh cho cấp xã mới.

“Chúng tôi tính hiện nay có tới 99 nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện thì chuyển xuống cho cấp xã 90 nhiệm vụ, chỉ còn 9 nhiệm vụ là đương nhiên của cấp tỉnh khi không còn đơn vị hành chính cấp huyện”- bà Trà cho biết.

Ngoài ra, trong từng loại hình như đô thị, nông thôn, nhất là đặc khu, lại tiếp tục tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo năng lực của từng loại hình. Đặc biệt đối với phường tăng cường một số lượng chức năng, nhiệm vụ rất nặng nề, rất lớn.

Đối với đặc khu, ngoài những chức năng, nhiệm vụ của cấp xã thì bổ sung thêm những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc về tính chất đặc thù của đặc khu. Cùng với đó, sẽ có cơ chế, chính sách để sau này Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho đặc khu để đủ sức vừa thực hiện mục tiêu là khu vực phòng thủ vững chắc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời cũng là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Ủy quyền lập pháp – một tư duy đột phá

Vấn đề thứ ba, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, là tập trung tối đa cho việc thực hiện phân quyền, phân cấp và ủy quyền. “Hiện nay, đây là điểm nghẽn”- bà Trà nói.

Bộ trưởng Nội vụ thông tin hiện có tới 152 nhiệm vụ của Thủ tướng quy định trong 286 luật chuyên ngành và có tới 143 luật chuyên ngành quy định thẩm quyền của Bộ trưởng. Ngoài ra, có tới 170 luật/186 luật chuyên ngành đang quy định về chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp huyện.

“Tất cả những việc này bắt buộc chúng ta phải phân định”- bà Trà cho hay ngay sau khi Quốc hội bấm nút thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Chính phủ sẽ ban hành khoảng 25 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền.

“Cũng chưa bao giờ Chính phủ lại trong một cái guồng quay, một khối lượng công việc lớn như thế, để thực hiện mục tiêu này”- bà Trà cho biết ngày 9-7, Chính phủ phải hoàn thiện báo cáo để báo cáo Bộ Chính trị về việc triển khai thực hiện phân cấp, phân quyền đáp ứng nguyên tắc và phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Vấn đề thứ tư “cực kỳ quan trọng”, theo Bộ trưởng Nội vụ, là giải quyết được tất cả những vấn đề hiện nay đang tồn tại của chính quyền địa phương 3 cấp để chuyển giao cho chính quyền địa phương 2 cấp.

Bà Trà đánh giá rất nhiều vấn đề tồn tại thuộc về quy định của pháp luật hiện hành, nhất là các luật chuyên ngành, trong đó liên quan đến phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn…

“Từ ngày 1-7, khi kết thúc hoạt động của cấp huyện, luật này có hiệu lực sẽ phải giải quyết tất cả vấn đề phát sinh đó. Cách thức là thực hiện phương thức ủy quyền lập pháp, để giải quyết tất cả những điểm nghẽn, khó khăn hiện nay đang nằm ở hơn 300 luật chuyên ngành”- vẫn lời bà Trà.

Cụ thể, Bộ trưởng Nội vụ cho rằng Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ để Chính phủ ban hành các nghị định triển khai thực hiện việc này thì mới kịp được, nhưng sau 2 năm phải sửa đổi toàn diện tất cả các luật có liên quan.

“Đây là một cuộc cách mạng, một tư duy đột phá của Quốc hội trong việc ủy quyền lập pháp. Đây cũng là thông lệ quốc tế, nhiều nước xử lý các vấn đề như thế này để tháo gỡ những điểm nghẽn, thúc đẩy cho sự phát triển của quốc gia”- bà Trà nói thêm.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay Bộ Nội vụ sẽ chuẩn bị một đề án, trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng tiêu chuẩn phân loại ĐVHC khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

“Đương nhiên, chúng ta vẫn phải kết hợp giữa kế thừa, đổi mới và phát triển; vẫn phải phân loại để thuận lợi cho việc quản trị địa phương, thúc đẩy phát triển, tạo ra những động lực để cho các địa phương thúc đẩy phát triển đất nước, địa phương, đô thị và đặc khu, cũng như những vùng nông thôn”- bà Trà nói thêm.

Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc