"Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định lãnh đạo tỉnh sau sáp nhập: Kỳ vọng vào sự đoàn kết và hiệu quả mới"

Kỳ_vọng #Sáp_nhập_tỉnh #Lãnh_đạo_mới #Đoàn_kết_nội_bộ #Phát_triển_địa_phương

Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 31 về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã sau sáp nhập

Theo văn bản này, sau khi các tỉnh, thành phố hoàn thành việc sáp nhập, Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng thời, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Quá trình này sẽ hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh, chậm nhất trước ngày 15/9. 

Giữ được đoàn kết nội bộ là đặt được viên gạch đầu tiên

Sắp xếp bộ máy lãnh đạo cho các địa phương là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, bởi mục tiêu cao nhất là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy. Muốn vậy, phải làm tốt công tác kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giảm đầu mối, giảm biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương.

Việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định cơ cấu lãnh đạo các tỉnh, thành ủy sau khi sáp nhập sẽ giúp các tỉnh, thành ủy mới nhanh chóng ổn định bộ máy, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thông suốt, liên tục trong quá trình triển khai các nhiệm vụ chính trị như xây dựng bộ máy chính quyền, lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội địa phương. 

w hung yen 30 100771.jpg
Đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập các đảng bộ cấp tỉnh trước khi sắp xếp cần hoàn thành trước ngày 15/6. Ảnh: Phạm Hải

Trong bối cảnh thời gian của nhiệm kỳ không còn nhiều, việc sáp nhập bộ máy lãnh đạo các tỉnh, dù nói gì, vẫn mang tính cơ học. Do đó, sẽ không tránh khỏi việc “nhìn nhau”, nếu không muốn nói là cục bộ, địa phương kiểu “quyền anh quyền tôi”.

Với sự lựa chọn, quyết định từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hy vọng sẽ đảm bảo được tính vô tư, khách quan trong công tác này, tránh tiêu cực, cục bộ trong quá trình kiện toàn bộ máy, duy trì được tinh thần đoàn kết, thống nhất nội bộ.

Giữ được đoàn kết nội bộ là như đã đặt được viên gạch đầu tiên cho thành công trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.

Điều đáng quan tâm nhất về người đứng đầu và cấp phó, cùng ban lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương sau khi sáp nhập là tiêu chuẩn cán bộ.

Nếu như với 11 tỉnh, thành phố không phải sáp nhập, việc chuẩn bị nhân sự lãnh đạo cho khóa tới không có nhiều thay đổi, thì việc tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự lãnh đạo chủ chốt cho 23 tỉnh, thành phố mới sáp nhập lại phức tạp hơn.

Ngoài những tiêu chuẩn cơ bản về phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo điều hành theo quy định của Đảng đối với từng chức danh, vấn đề uy tín cá nhân, khả năng tập hợp, giữ gìn sự đoàn kết trong tập thể lãnh đạo, tinh thần công tâm, khách quan trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, ra quyết định kịp thời và chính xác khi xử lý những vấn đề phức tạp liên quan đến địa phương là yếu tố cực kỳ quan trọng, đảm bảo hoạt động của chính quyền địa phương diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. 

Nhiều ý kiến cho rằng, nên chọn bí thư và các phó bí thư (trong đó có phó bí thư kiêm chủ tịch UBND tỉnh, thành phố) là người ở địa phương khác để giảm thiểu tình trạng bè phái, cục bộ địa phương.

Bởi kinh nghiệm cho thấy, cán bộ từ tỉnh khác đến sẽ giảm thiểu sự gắn kết quá mức, có thể dẫn tới cấu kết giữa cán bộ lãnh đạo với các nhóm lợi ích địa phương. Từ đó sẽ tăng tính công bằng và minh bạch trong quản lý, điều hành, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí, sân sau như từng xảy ra ở một số ngành, địa phương thời gian qua.

Cán bộ đến từ địa phương khác còn có thể mang đến những kinh nghiệm và cách tiếp cận mới, giúp cải thiện hiệu quả việc quản lý và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành sau sáp nhập. Bài học này đã được đúc kết qua thời gian và thực tế hiệu quả của công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ của Đảng những năm gần đây. 

Tuy nhiên, cũng có người lo ngại việc điều động người từ nơi khác đến sẽ khó khăn trong việc nắm bắt tình hình địa phương, gây xáo trộn bộ máy, ảnh hưởng đến sự ổn định và liên tục trong công việc, thậm chí có thể gây phản ứng từ cán bộ địa phương vì cảm thấy bị bỏ qua hoặc không được tin tưởng.

Công tâm, khách quan, không vụ lợi, biết hy sinh

Do đó, trên cơ sở những quy định chung theo Điều lệ Đảng, có lẽ còn cần tùy tình hình thực tế của từng địa phương sau sáp nhập để quyết định ai sẽ là bí thư, phó bí thư tỉnh, thành ủy mới. Không ai rõ những khó khăn, phức tạp về địa lý, kinh tế – xã hội, văn hóa của từng tỉnh sau sáp nhập bằng chính cán bộ ở địa phương.

Hiểu điều đó để lựa chọn, điều động, bố trí được những cán bộ có đủ năng lực, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý điều hành, làm cho địa phương sau sáp nhập mạnh hơn lên mới là điều cần thiết ở người làm công tác tổ chức cán bộ ở trung ương. 

Câu chuyện mất đoàn kết trong tập thể lãnh đạo các tỉnh mới sáp nhập, dù không muốn, thiết nghĩ cũng cần được đặt ra. Đặt ra không phải để nghi ngờ, đề phòng lẫn nhau, mà là để người làm công tác tổ chức có cái nhìn thực tế, có sự lo lắng cần thiết. Từ đó, có cách ngăn ngừa, không để xảy ra tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ.

Công tâm, khách quan, không vụ lợi, biết hy sinh là những tố chất cần có của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp ủy, chính quyền địa phương sau sáp nhập.

Làm được như thế, tất sẽ xây dựng được tập thể lãnh đạo đoàn kết, biết vì cái chung mà nâng đỡ những khu vực yếu hơn, nghèo hơn thông qua việc phân bổ hợp lý nguồn lực (con người và vốn liếng, khoa học công nghệ) để cùng phát huy thế mạnh của nhau, đồng thời bổ khuyết những chỗ còn yếu kém của nhau để cùng vượt qua khó khăn, thách thức.

Như vậy, tỉnh, thành sau sáp nhập sẽ không chỉ là phép cộng cơ học của diện tích, dân số, mà là sự nhân lên của trình độ quản trị điều hành và sức mạnh tinh thần đoàn kết.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định bí thư tỉnh ủy sau sáp nhập tỉnh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy.

Chủ tịch Quốc hội lý giải vì sao một số chức danh lãnh đạo phải tuyên thệ 2 lần

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, do nhiệm kỳ Quốc hội cách xa thời gian Đại hội Đảng nên một số chức danh lãnh đạo Nhà nước phải bầu 2 lần và tuyên thệ đến hai lần (sau Đại hội Đảng và sau bầu cử).

Giám đốc sở, tỉnh ủy viên làm bí thư, chủ tịch xã phải biết 'xắn quần lội ruộng'

Giám đốc sở, tỉnh ủy viên về làm bí thư, chủ tịch xã phải “xắn quần lội ruộng” cùng người dân thì mới có thể làm được việc.



Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc