Bình Dương: Khát vọng Công Nghiệp Sáng Tạo Hàng Đầu Đông Nam Á!

## Bình Dương: Khát vọng Công Nghiệp Sáng Tạo Hàng Đầu Đông Nam Á!

Bình Dương đang mạnh mẽ chuyển mình, từ một tỉnh công nghiệp truyền thống trở thành trung tâm công nghệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, hướng đến tầm nhìn trở thành trung tâm công nghiệp sáng tạo và logistics thông minh hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2045.

Thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bình Dương đã xây dựng chương trình hành động bài bản. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi, Trưởng ban Chỉ đạo phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh, khẳng định: “Nếu công nghiệp là trái tim của Bình Dương thì đổi mới sáng tạo chính là bộ não điều phối. Khoa học và công nghệ phải là yếu tố dẫn dắt phát triển, không chỉ là công cụ hỗ trợ sản xuất.”

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng: Đầu tư cho tương lai

Tỉnh Bình Dương cam kết dành tối thiểu 3% tổng chi ngân sách cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chính sách ưu đãi hấp dẫn được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và tự động hóa, thu hút nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, và công nghiệp điện tử. Quỹ đất và nguồn lực tài chính được ưu tiên cho các startup công nghệ cao và trung tâm đổi mới sáng tạo.

Danh mục công nghệ ưu tiên tập trung vào chuyển đổi số, dữ liệu lớn (Big Data), vật liệu mới, công nghệ sinh học và năng lượng tái tạo. Các khu vực phát triển nhanh như Thành phố mới Bình Dương và Bàu Bàng được định hướng trở thành vùng đổi mới sáng tạo, liên kết chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ. Điều này thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là từ Đài Loan, những người đang tìm kiếm địa điểm có hạ tầng hiện đại, môi trường ổn định và an toàn cho hoạt động của robot và chuyên gia quốc tế.

Con người là trung tâm: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bình Dương đặt con người làm trọng tâm trong mọi chính sách phát triển. Bên cạnh đầu tư vào công nghệ và hạ tầng, tỉnh đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực số, phát triển giáo dục gắn với thực tiễn và xây dựng đô thị thông minh.

Các cơ sở đào tạo đang điều chỉnh chương trình giảng dạy để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hiện đại, đặc biệt là công nghiệp bán dẫn và chuyển đổi số. Chương trình đào tạo tập trung vào các lĩnh vực như hệ thống điện, lưới điện thông minh, năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió), thiết kế vi mạch, hệ thống nhúng, kỹ thuật cao tần, và đặc biệt là cơ điện tử và điều khiển tự động hóa (bao gồm kỹ thuật robot, tích hợp điều khiển, lập trình nhúng và quản lý sản xuất hiện đại). Các chương trình này được kết nối chặt chẽ với hệ sinh thái doanh nghiệp, giúp sinh viên tiếp cận thực tiễn và dễ dàng tìm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, như trường hợp của Vũ Hải Vân – sinh viên năm cuối ngành kỹ thuật điện tử tại Trung tâm đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC) thuộc Trường Quốc tế Miền Đông.

Phát triển bền vững: Xây dựng đô thị xanh, thông minh, đáng sống

Bình Dương cam kết phát triển bền vững theo tiêu chuẩn xanh. Từ nhà máy trung hòa carbon của LEGO tại VSIP III đến các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo, tỉnh đang xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp xanh. Mục tiêu đến năm 2030 là trồng mới 1 triệu cây xanh và nâng tỷ lệ đô thị có công viên đạt chuẩn.

Tầm nhìn 2045: Trung tâm công nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á

Với ba trụ cột chiến lược: phát triển công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số toàn diện, và đổi mới thể chế, Bình Dương hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp sáng tạo và logistics thông minh hàng đầu Đông Nam Á vào năm 2045. Sau 50 năm đất nước thống nhất, Bình Dương không chỉ là “nơi đặt nhà máy”, mà đang vươn lên trở thành nơi phát kiến công nghệ, nơi sản sinh ra các giải pháp cho tương lai, từ làm chủ năng lượng tái tạo đến kiến tạo nền công nghiệp xanh.

#BìnhDương #CôngNghiệpSángTạo #ChuyểnĐổiSố #ĐổiMớiSángTạo #CôngNghiệp40 #PhátTriểnBềnVững #ĐôngNamÁ #TầmNhìn2045 #ThuHútĐầuTư #NguồnNhânLựcChấtLượngCao

Thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bình Dương đã nhanh chóng xây dựng chương trình hành động cụ thể. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi giữ vai trò Trưởng ban Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh luôn nhấn mạnh: “Nếu công nghiệp là trái tim của Bình Dương thì đổi mới sáng tạo chính là bộ não điều phối. Phải xem khoa học và công nghệ là yếu tố dẫn dắt sự phát triển, chứ không chỉ đơn thuần là công cụ hỗ trợ sản xuất”.

Trung tâm đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC) thuộc Trường Quốc tế Miền Đông (Eastern International University) tỉnh Bình Dương – nơi đào tạo nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC) thuộc Trường Quốc tế Miền Đông (Eastern International University), Vũ Hải Vân – một sinh viên năm cuối ngành kỹ thuật điện tử đang chăm chú điều chỉnh chuyển động một robot tự động hóa trong sản xuất. “Em mất 2 học kỳ (khoảng 6 tháng) để làm chủ kỹ thuật, lập trình và vận hành robot theo đúng mục tiêu đề ra”- Vân chia sẻ với ánh mắt ánh lên đầy tự tin với trình độ của mình.

“Chúng em chọn học tại đây không hẳn vì học phí rẻ hay gần nhà, mà vì môi trường học tập rất hiện đại, có thể bắt kịp công nghệ thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật số. Em mong sau này trở thành công dân toàn cầu – không chỉ biết làm việc mà còn có thể sáng tạo và hội nhập” – Vân cho biết.

Hải Vân không phải là trường hợp cá biệt, dù chưa ra trường nhưng đã có việc làm. Từ một tỉnh công nghiệp truyền thống, Bình Dương đang từng bước trở thành vùng đất mới của công nghệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững.

Theo định hướng mới, tỉnh sẽ dành tối thiểu 3% tổng chi ngân sách cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, ban hành chính sách ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số và tự động hóa; thu hút nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, công nghiệp điện tử; ưu tiên quỹ đất và nguồn lực tài chính cho startup công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo và công nghệ thế hệ mới.

Trung tâm đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC) thuộc Trường Quốc tế Miền Đông (Eastern International University) tỉnh Bình Dương – nơi đào tạo nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

Bình Dương cũng đã xây dựng danh mục công nghệ ưu tiên, tập trung vào chuyển đổi số, dữ liệu lớn, vật liệu mới, công nghệ sinh học và năng lượng tái tạo. Những khu vực phát triển nhanh như Thành phố mới Bình Dương, Bàu Bàng… được định hướng trở thành vùng đổi mới sáng tạo, liên kết chặt chẽ với hệ sinh thái đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Trong một khảo sát gần đây, đại diện một số doanh nghiệp Đài Loan chuyên về thiết bị tự động hóa nhận định: các nhà đầu tư đang tìm kiếm những địa phương có hạ tầng hiện đại, môi trường vận hành robot ổn định, dữ liệu được bảo mật và đủ điều kiện để chuyên gia quốc tế yên tâm sinh sống, làm việc lâu dài. Bình Dương đang dần đáp ứng tốt những yêu cầu đó.

Lấy con người làm trung tâm phát triển

Bình Dương xác định con người là trung tâm trong mọi chính sách phát triển. Cùng với việc thúc đẩy công nghệ và hạ tầng hiện đại, tỉnh đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực số, phát triển giáo dục gắn với thực tiễn và xây dựng đô thị thông minh phục vụ người dân.

Để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hiện đại, công nghiệp bán dẫn và chuyển đổi số, các cơ sở đào tạo tại Bình Dương đang từng bước điều chỉnh chương trình giảng dạy, chú trọng phát triển nhân lực kỹ thuật chất lượng cao.

Trong nhóm ngành kỹ thuật, nhiều chương trình tập trung đào tạo chuyên sâu về hệ thống điện, lưới điện thông minh và năng lượng tái tạo. Các ứng dụng như điện mặt trời, điện gió, điện tử công suất được tích hợp nhằm hướng đến phát triển bền vững. Một số ngành khác chú trọng thiết kế, gia công chế tạo, tích hợp năng lượng và thực hành công nghệ CNC, phục vụ nhu cầu sản xuất chính xác. Các lĩnh vực như thiết kế vi mạch, hệ thống nhúng, kỹ thuật cao tần… Đặc biệt, ngành cơ điện tử và điều khiển tự động hóa được xem là trọng tâm trong chiến lược công nghiệp thông minh, tập trung đào tạo kỹ thuật robot, tích hợp điều khiển, lập trình nhúng và quản lý sản xuất hiện đại.

Những chương trình này đang được kết nối chặt chẽ với hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện để người học tiếp cận thực tiễn, thích ứng với chuyển đổi số và tham gia sâu – tất cả đều gắn với Trung tâm đổi mới sáng tạo công nghiệp 4.0, kết nối trực tiếp với hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài tỉnh.

Trung tâm thương mại Thành phố mới Bình Dương (WTC BDNC) gia nhập hiệp hội các Trung tâm Thương mại Thế giới vào năm 2019, đây là đòn bẩy cho việc phát triển thương mại và dịch vụ Thành phố mới Bình Dương. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình đào tạo này, EIU đã tiên phong đào tạo nhân lực chất lượng cao, không chỉ trang bị kiến thức kỹ thuật chuyên sâu mà còn rèn luyện tư duy tích hợp, sáng tạo và khả năng thích ứng với công nghệ mới – những yếu tố quyết định để hình thành đội ngũ kỹ sư công nghệ cao, phục vụ công nghiệp bán dẫn, AI, sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng kỹ thuật số đang hình thành tại Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ở góc độ đô thị, Bình Dương là một trong những địa phương đầu tiên áp dụng hạ tầng số trong quản lý. Trung tâm điều hành thành phố thông minh đã đi vào hoạt động ngay tại Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh, giúp kết nối, phân tích và xử lý dữ liệu phục vụ điều hành đô thị hiệu quả.

Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Bình Dương. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

Tỉnh đang cam kết phát triển bền vững theo tiêu chuẩn xanh. Từ nhà máy trung hòa carbon của LEGO tại VSIP III, đến các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo, Bình Dương đang xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp xanh, làm căn cứ để ưu tiên về hạ tầng, tín dụng và chính sách hỗ trợ.

Đến năm 2030, tỉnh dự kiến trồng mới 1 triệu cây xanh, đồng thời nâng tỷ lệ đô thị có công viên đạt chuẩn, hướng tới mô hình phát triển “xanh – thông minh – đáng sống.

Nhìn về năm 2045 – cột mốc 100 năm thành lập nước, Bình Dương đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp sáng tạo và logistics thông minh hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Để hiện thực hóa khát vọng này, tỉnh kiên định theo đuổi ba trụ cột chiến lược: phát triển công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số toàn diện trong quản lý và sản xuất, và đổi mới thể chế để thu hút nhân lực chất lượng cao cùng doanh nghiệp sáng tạo.

Sau 50 năm đất nước thống nhất, Bình Dương không chỉ là “nơi đặt nhà máy”, mà đang vươn lên thành nơi phát kiến công nghệ, nơi sản sinh các giải pháp cho tương lai từ làm chủ năng lượng tái tạo đến kiến tạo nền công nghiệp xanh.

Dương Chí Tưởng (TTXVN)


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc