"Bí ẩn động thờ thần Thiên Tôn: ‘Báu vật’ chuông cổ phát ra 4 kiểu âm thanh kỳ lạ"

Động_thờ_thần_ở_Hoa_Lư #Báu_vật_cổ #Di_sản_văn_hóa #Ninh_Bình

Chùa và động Thiên Tôn nằm ở thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư (nay là phường Ninh Mỹ, TP Hoa Lư, Ninh Bình). Quần thể này thuộc khu vực núi Dũng Dương, nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư.

W-2 copy.jpg
Chùa cổ Thiên Tôn trong quần thể 

Động là nơi thờ thần Thiên Tôn, vị thần trong truyền thuyết ở Hoa Lư thế kỷ thứ X. Tương truyền, trước khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã mang lễ vật vào trong động cầu xin được thần giúp đỡ. 

Sau khi lên ngôi vua, Đinh Bộ Lĩnh đã cho sửa đền, tô tượng, sắc phong cho thần Thiên Tôn là “An Quốc Tôn Thần”, xây dựng nhà Tiền tế và Kính thiên đài làm nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi cho vào diện kiến nhà vua.

Theo thần tích, Thiên Tôn nguyên là một vị hoàng tử, sinh vào ngày 3/3 năm Khai hoàng thứ 25 (năm 625) với tên gọi là Huyền Nguyên.

Lớn lên, hoàng tử dũng mãnh hơn người, đi khắp thiên hạ, vào núi Dũng Dương tu luyện 42 năm. Sau khi đắc đạo và hóa thành thần với vai trò tổng chỉ huy thiên binh, thiên tướng, thần Thiên Tôn được cử xuống trần để dẹp loạn, trừ yêu. 

W-6 (2) copy.jpg

Tượng 18 vị La Hán ở hành lang bên trái cửa động Thiên Tôn        

Năm 938, Cao Đô Đường Thái sư (Cao Biền-PV) cho xây đền ở cửa động Thiên Tôn, tạc tượng thần, tay chống bảo kiếm, chân đạp lên rùa, rắn và ban sắc phong là “Trấn Vũ An Quốc Đại Vương”.

Động Thiên Tôn là một trong 4 nơi thờ tự được gọi là “Hoa Lư tứ trấn”, thờ các vị thần trấn giữ 4 cửa ngõ Đông, Tây, Nam, Bắc của cố đô Hoa Lư. Thần Thiên Tôn là vị thần trấn giữ cửa ngõ phía Đông.

W-8 (2) copy.jpg
Tượng thần Thiên Tôn tay chống bảo kiếm, chân đạp lên rùa, rắn
W-13 copy.jpg
Mái vòm cửa động và các gian thờ nhìn trên cao xuống

Thiên Tôn được các bậc tiền nhân đánh giá là vùng đất “tú thủy kỳ sơn” (non nước đẹp, lạ), địa thế núi sông hài hòa, công thủ vững vàng nên 2 vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đã lấy động này làm vọng gác tiền tiêu cho Hoa Lư.

W-11 (2) copy.jpg
Bia khắc trên vách đá đã mờ hết chữ

Khi dời đô ra Đại La, vua Lý Thái Tổ vẫn cho xây dựng ở nơi đây nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn. Đến thời Trần và các triều đại phong kiến sau này, nơi đây đều được quan tâm xây dựng, tôn tạo.

Trong động Thiên Tôn hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật thờ tự có giá trị văn hóa, lịch sử, như 18 tượng La Hán, hệ thống nhang án, bệ thờ bằng đá với các hoa văn “lưỡng long chầu nguyệt”, hình chim phượng, hoa lá được chạm khắc công phu, tinh xảo. 

W-15 copy.jpg
Hoa văn trang trí chạm khắc tinh xảo nơi thờ thần Thiên Tôn
W-12 copy.jpg
Quả chuông lớn, có bốn núm, phát ra 4 kiểu âm thanh khác nhau

Đặc biệt, theo Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Ninh Bình, khu vực thờ tự còn lưu giữ quả chuông có 4 núm, phát ra 4 kiểu âm thanh khác nhau. Chuông được đúc năm Cảnh Hưng (1740-1786).



Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc