## Giới Tinh Hoa Toàn Cầu Dự Báo “Mùa Đông Kinh Tế”: Thuế Quan Mỹ Gây Khủng Hoảng Toàn Cầu?
#ThuếQuan #Mỹ #TrungQuốc #KinhTếToànCầu #SuyThoái #ThươngMại
Quang cảnh cảng hàng hóa tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Loạt thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gây ra làn sóng phản đối dữ dội từ giới tinh hoa toàn cầu. Không chỉ tác động trực tiếp đến thị trường thế giới, các chính sách này còn đẩy cao nguy cơ suy thoái kinh tế và làm leo thang căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.
Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase, trong thư gửi cổ đông ngày 7/4, đã cảnh báo về hậu quả lâu dài và tiêu cực đối với kinh tế Mỹ và toàn cầu. Ông chỉ ra rằng lạm phát gia tăng, chiến tranh thương mại, thâm hụt ngân sách, suy giảm niềm tin kinh tế, hạn chế dòng vốn và bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp đều là hệ quả khó tránh khỏi. Thậm chí, ông còn dự báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu lên đến 60%.
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh các thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất hàng nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa chỉ trong một tuần sau khi loạt thuế quan được công bố. Trước đó, ông Dimon cùng nhiều CEO ngân hàng lớn đã có cuộc họp kín với Bộ trưởng Thương mại Mỹ để thảo luận về vấn đề này.
Không chỉ riêng ông Dimon, nhiều lãnh đạo Phố Wall cũng bày tỏ lo ngại về một “mùa Đông kinh tế”. Larry Fink (CEO BlackRock) dự đoán thị trường chứng khoán có thể giảm thêm 20%, đẩy Mỹ vào nguy cơ suy thoái cao hơn. Tỷ phú Bill Ackman thậm chí kêu gọi Tổng thống Trump tạm dừng chính sách thuế để đàm phán lại. Stanley Druckenmiller và James Chanos thì cho rằng thuế quan trên 10% sẽ gây rủi ro lớn cho Mỹ và làm leo thang xung đột thương mại với Trung Quốc.
Giới học giả cũng chia sẻ những lo ngại tương tự. Giáo sư Graham Allison tại Diễn đàn Trung Quốc của Đại học Harvard nhận định chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không phải là điều tất yếu nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước về kinh tế, tài chính và khí hậu có thể giúp ngăn ngừa xung đột nếu hai bên đối thoại và lãnh đạo một cách thận trọng.
Ước tính, thuế quan sẽ mang lại cho ngân sách Mỹ 6.000 tỷ USD, nhưng đồng thời gây ra tác động tiêu cực không nhỏ đến thương mại toàn cầu. Trung Quốc, nằm trong nhóm chịu mức thuế cao nhất, đã bày tỏ phản đối và tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Ursula Von Der Leyen, mô tả chính sách thuế quan của Tổng thống Trump là một đòn giáng nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu, gây ra sự bất ổn và thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ. Tổng Giám đốc IMF, Kristalina Georgieva, cũng cảnh báo các biện pháp thuế quan đặt ra rủi ro đáng kể cho triển vọng toàn cầu. Bà Georgieva nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh các hành động có thể gây tổn hại thêm cho kinh tế thế giới.
Tổng giám đốc WTO, Ngozi Okonjo-Iweala, dự báo kế hoạch thuế quan mới của Mỹ có thể làm giảm tổng khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu khoảng 1% trong năm nay, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu.
Tại Mỹ, giới doanh nghiệp và chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về lạm phát và tác động tiêu cực đến việc làm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm chi phí, sa thải nhân viên và điều chỉnh hoạt động để đối phó. Phòng Thương mại Mỹ cho rằng việc tăng thuế sẽ làm tăng chi phí cho người tiêu dùng Mỹ và gây tổn hại đến nền kinh tế.
Tóm lại, thuế quan của Mỹ đang gây ra lo ngại sâu sắc trên toàn cầu, với nhiều chuyên gia và lãnh đạo hàng đầu cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế và một cuộc chiến thương mại toàn diện.
Quang cảnh cảng hàng hóa tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường toàn cầu, những chính sách này còn làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế và thậm chí có thể đẩy quan hệ thương mại Mỹ – Trung vào vòng xoáy căng thẳng.
Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon, ngày 7/4 cảnh báo xung đột thương mại do loạt thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể gây ra hậu quả tiêu cực lâu dài đối với chính nền kinh tế Mỹ và cả toàn cầu.
Trong thư thường niên gửi cổ đông, ông Dimon viết rằng nền kinh tế đang đối mặt với nhiều biến động lớn và lạm phát sẽ gia tăng, kéo chậm lại tốc độ tăng trưởng. Ông cảnh báo, nếu chiến tranh thương mại bùng nổ sẽ dẫn đến lạm phát kéo dài, thâm hụt ngân sách cao, làm suy giảm niềm tin kinh tế, hạn chế dòng vốn và bào mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như làm suy yếu đồng USD.
Cảnh báo của CEO Dimon được đưa ra trong bối cảnh các thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất hàng nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa chỉ trong một tuần, ngay sau khi loạt thuế quan mới được công bố.
Trước đó, ông Dimon cũng đã cùng nhiều CEO ngân hàng lớn có cuộc họp kín với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick tại Washington để thảo luận về tác động của chính sách thuế quan. Cuộc họp do Diễn đàn Dịch vụ Tài chính, một nhóm vận động hành lang của ngành ngân hàng, tổ chức.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Phố Wall đang lo ngại về một “mùa Đông kinh tế”. CEO của tập đoàn quản lý đầu tư BlackRock, Larry Fink, dự đoán thị trường chứng khoán có thể giảm thêm 20% giá trị, đẩy kinh tế Mỹ rơi vào nguy cơ suy thoái cao hơn. Tỷ phú quản lý quỹ Bill Ackman cũng cho rằng thuế quan có thể dẫn đến “mùa Đông kinh tế”. Ông kêu gọi Tổng thống Trump tạm dừng chính sách thuế để tái đàm phán các thỏa thuận thương mại.
Trong khi đó, nhà đầu tư Stanley Druckenmiller và người quản lý quỹ James Chanos cho rằng các mức thuế quan trên 10% sẽ gây rủi ro lớn cho Mỹ và làm leo thang xung đột thương mại với Trung Quốc.
Trong thông báo mới nhất, JPMorgan đã nâng xác suất xảy ra suy thoái tại Mỹ và toàn cầu từ mức 40% trước đó lên 60%.
Giới học giả cũng lên tiếng về các lo ngại kinh tế. Tại Diễn đàn Trung Quốc của Đại học Harvard ngày 6/4, Giáo sư Graham Allison nhận định: “Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không phải là điều tất yếu nhưng hoàn toàn có khả năng xảy ra”. Ông Allison cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước về kinh tế, tài chính và khí hậu có thể giúp ngăn ngừa xung đột, nếu hai bên kiên trì đối thoại và lãnh đạo một cách thận trọng.
Theo ước tính, việc áp thuế đối ứng ước tính sẽ mang lại cho ngân sách của nền kinh tế số một thế giới số tiền lên tới 6.000 tỷ USD, nhưng cũng sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến thương mại toàn cầu.
Trung Quốc nằm trong nhóm những nước chịu mức thuế bổ sung cao nhất. Bộ Thương mại nước này đã bày tỏ phản đối và nhấn mạnh sẽ có các biện pháp đáp trả kiên quyết để bảo vệ lợi ích của mình.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von Der Leyen mô tả chính sách thuế quan của Tổng thống Trump là một đòn giáng nặng nề đối với nền kinh tế toàn cầu.
Bà Ursula Von Der Leyen ho biết: “Chúng ta hãy nhìn nhận rõ về những hậu quả to lớn. Nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tổn thất nặng nề. Sự bất ổn sẽ gia tăng và kích hoạt làn sóng chủ nghĩa bảo hộ mới”.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, ngày 3/4 nhận định các biện pháp thuế quan diện rộng mới do Tổng thống Trump công bố đã đặt ra một rủi ro đáng kể đối với triển vọng toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang tăng trưởng chậm. Đây là bình luận công khai mạnh mẽ nhất của bà Kristalina Georgieva cho đến nay về các tác động tiêu cực tiềm ẩn từ những biện pháp thương mại mới nhất của Mỹ, khi các mức thuế quan được công bố vượt xa dự kiến của giới chuyên gia.
Nhận định của bà Georgieva phản ánh lo ngại rằng cuộc chiến thương mại leo thang do ông Trump khởi xướng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn kinh tế toàn cầu, tiềm ẩn nguy cơ gây suy thoái và thúc đẩy lạm phát. Nhà lãnh đạo IMF nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh các hành động có thể gây tổn hại thêm cho kinh tế thế giới.
Về phần mình, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala, cho rằng kế hoạch thuế quan mới được Mỹ công bố có thể khiến tổng khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu giảm khoảng 1% trong năm nay.
Trong thông báo, Tổng giám đốc WTO cảnh báo các biện pháp về thuế mới của Mỹ sẽ “có tác động đáng kể đến triển vọng tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu”. Bà nhận định: “Trong khi tình hình đang diễn biến nhanh chóng, ước tính ban đầu của chúng tôi cho thấy các biện pháp mới, cùng với những biện pháp được đưa ra từ đầu năm, có thể dẫn đến sự sụt giảm chung khoảng 1% trong khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu trong năm nay.
Bên cạnh đó, động thái mới cũng có khả năng tác động làm giảm gần 4 điểm phần trăm so với dự báo trước đó của WTO. Do đó, chúng tôi kêu gọi các thành viên WTO quản lý những căng thẳng phát sinh từ các biện pháp của Mỹ một cách có trách nhiệm. Tôi vô cùng lo ngại về sự suy giảm này và khả năng leo thang thành một cuộc chiến thuế quan với một chu kỳ các biện pháp trả đũa dẫn đến sự suy giảm hơn nữa trong thương mại”.
Trong khi đó, tại chính nước Mỹ, giới doanh nghiệp và chuyên gia bày tỏ quan ngại về nguy cơ động thái này sẽ đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ.
Doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ vừa phải thuê một doanh nghiệp đóng gói bên ngoài cho các hoạt động sản xuất, sa thải phần lớn nhân viên và điều hành doanh nghiệp từ xa. Từng vượt qua các chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump, nhưng với các chính sách mới, doanh nghiệp này sẽ đối mặt nhiều thách thức.
Bà Annie Bassin – Doanh nghiệp kinh doanh thức uống từ gừng Annie’s Ginger Elixir, Mỹ nói: “Chúng tôi đang phải đối mặt với mức tăng chi phí khổng lồ và đang cố gắng đối phó bằng cách cắt giảm chi phí vận hành và nhân công để không phải tăng giá quá cao đối với khách hàng của mình”.
Theo Phòng Thương mại Mỹ, mức tăng thuế sẽ làm tăng chi phí cho chính người tiêu dùng Mỹ và gây tổn hại đến nền kinh tế. Đại diện Hiệp hội Công nghệ Người tiêu dùng Mỹ cũng cảnh báo các mức thuế toàn cầu thậm chí sẽ ảnh hưởng đến việc làm và có thể gây ra suy thoái cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.