“Lễ hội Hoa Lư 2025 chính thức khai mạc: Tôn vinh di sản ngàn năm, kết nối tinh hoa dân tộc”

“Lễ hội Hoa Lư 2025 chính thức khai mạc: Tôn vinh di sản ngàn năm, kết nối tinh hoa dân tộc”

#LễHộiHoaLư2025 #DiSảnVănHóa #NinhBình #KhởiNguồnĐếĐô #DuLịchVănHóa

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mở màn lễ hội

Tối ngày 6/4, Lễ hội Hoa Lư 2025 đã chính thức khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, TP. Hoa Lư, Ninh Bình) với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước cùng hàng nghìn du khách.

Dòng chảy lịch sử được tôn vinh

Phát biểu khai mạc, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, nhấn mạnh: *”Lễ hội Hoa Lư không chỉ là hoạt động văn hóa truyền thống mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, khẳng định sức sống bền bỉ của di sản dân tộc.”* Lễ hội năm nay tiếp tục được nâng tầm với nhiều hoạt động đa dạng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng trong nước và quốc tế.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: “Ninh Bình là vùng đất linh thiêng, khơi nguồn lịch sử”

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao những nỗ lực của Ninh Bình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Ông khẳng định: *”Cố đô Hoa Lư mãi là biểu tượng của tinh thần dựng nước và giữ nước, cần được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa đến thế hệ trẻ.”*

Phó Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh tập trung phát triển du lịch văn hóa, ứng dụng công nghệ số để quảng bá hình ảnh, đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế – xã hội.

Chương trình nghệ thuật “Hoa Lư – Khởi nguồn đế đô, ngàn đời thịnh trị”

Đêm khai mạc đã mang đến những màn trình diễn nghệ thuật hoành tráng, tái hiện hành trình lịch sử từ buổi đầu dựng nước của vua Đinh Tiên Hoàng đến hào khí Ninh Bình trong thời kỳ đổi mới. Chương trình gồm 2 phần:
– Chương I: “Khởi nguồn đế đô” – Tái hiện công lao thống nhất giang sơn của Đinh Bộ Lĩnh.
– Chương II: “Vươn mình kỷ nguyên mới” – Khẳng định sức bật của Ninh Bình trong phát triển du lịch và gìn giữ bản sắc.

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong suốt 3 ngày lễ hội

Lễ hội Hoa Lư 2025 diễn ra từ 6-8/4 với chuỗi sự kiện đặc sắc:
– Hội thảo khoa học về tổ nghề sân khấu Phạm Thị Trân và triển lãm trang phục thời Đinh.
– Không gian trưng bày sản phẩm OCOP, hàng thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
– Liên hoan tuyên truyền du lịch giới thiệu tiềm năng văn hóa – danh thắng Ninh Bình.

Lễ hội không chỉ là dịp tôn vinh giá trị lịch sử mà còn là cơ hội để Ninh Bình quảng bá hình ảnh “điểm đến di sản” hấp dẫn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – văn hóa địa phương.

#CốĐôHoaLư #VănHóaViệt #DiSảnThếGiới #TràngAn #DuLịchNinhBình

*(Nguồn: Văn Lúa – Yến Trinh)*

Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại lễ khai mạc.

Tới dự, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đoàn Minh Huấn, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.

Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu khai mạc Lễ hội, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh, việc tổ chức Lễ hội Hoa Lư hằng năm một cách quy mô, bài bản, xứng tầm thể hiện sự tiếp nối, kế thừa và phát huy mạnh mẽ giá trị di sản văn hóa Hoa Lư trong đời sống đương đại hiện nay; khẳng định Lễ hội Hoa Lư đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa và kết nối mạnh mẽ trong đời sống các tầng lớp nhân dân tỉnh Ninh Bình, nhân dân cả nước và du khách quốc tế.

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long khẳng định, Ninh Bình là vùng đất mang đậm các giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc với trung tâm là Thành phố Hoa Lư nổi tiếng, nơi người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh đã lên ngôi hoàng đế và lập nên kinh đô của nước Đại Cồ Việt – Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam, khởi đầu cho các triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc.

Ngày nay, Lễ hội Hoa Lư là một trong những di sản đặc sắc tiêu biểu, trở thành hoạt động văn hóa tinh thần phong phú, gắn kết của người dân Cố đô Hoa Lư và cả nước nói chung. Không chỉ là một lễ hội cổ truyền, hướng về cội nguồn dựng nước và giữ nước của dân tộc, Lễ hội Hoa Lư còn là một Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia, không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức với nhiều đổi mới, sáng tạo, nội dung phong phú, đa dạng, ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ ở cả tầm quốc gia, khu vực và trên thế giới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại buổi lễ.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Lê Thành Long ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng, tâm huyết của cấp ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh Ninh Bình cùng những kết quả quan trọng đạt được trong việc bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, di sản thiên nhiên vùng đất Cố đô, nhất là gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của Lễ hội Hoa Lư, góp phần quan trọng vào việc quảng bá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những nét văn hóa đặc sắc của đất nước và con người Việt Nam.

Thời gian tới, đồng chí đề nghị tỉnh Ninh Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra, trong đó lấy du lịch, công nghiệp văn hóa làm cụm ngành mũi nhọn, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đột phá; phát huy mạnh mẽ hơn nữa giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới quần thể danh thắng Tràng An; chú trọng phát triển bền vững, giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa-xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Bình tiếp tục nghiên cứu, làm sâu sắc thêm và chú trọng phổ biến nâng cao nhận thức, nhất là cho các thế hệ trẻ về các giá trị lịch sử-văn hóa của Cố đô Hoa Lư, Nhà nước Đại Cồ Việt. Đặc biệt, tăng cường bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị của Lễ hội Hoa Lư; đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, bảo tồn không gian tâm linh linh thiêng của Lễ hội; có các chương trình đào tạo, trang bị phổ biến rộng rãi kiến thức về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nhất là đội ngũ nhân lực phục vụ lễ hội; gắn kết chặt chẽ các hoạt động bảo tồn và phát huy lễ hội Hoa Lư với các hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử-văn hóa cố đô Hoa Lư.

Các đại biểu tham dự lễ khai mạc.

Tại chương trình, nhân dân và du khách được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Hoa Lư Ninh Bình – Khởi nguồn đế đô, ngàn đời thịnh trị” gồm 2 chương: Chương I: Khởi nguồn đế đô, mở nền thịnh trị; Chương II: Hoa Lư-Ninh Bình, vươn mình kỷ nguyên mới.

Lễ hội Hoa Lư năm 2025 diễn ra từ ngày 6 đến 8/4 (tức ngày 9 đến 11/3 âm lịch) tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư. Bên cạnh các hoạt động được tổ chức theo thông lệ, năm nay, lễ hội Hoa Lư được tổ chức với nhiều sự kiện, hoạt động mới như Hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp bà Phạm Thị Trân – tổ nghề sân khấu Việt Nam; Hội thảo khoa học và triển lãm “Trang phục và cổ phục thời Đinh”; hoạt động quảng bá du lịch Ninh Bình thông qua Liên hoan các đội tuyên truyền; tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu về lịch sử, văn hóa, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu của các huyện, thành phố.

VĂN LÚA – YẾN TRINH


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc