Lại Huy Hoàng: Hành Trình “Đánh Thức” Ký Ịc Khán Giả Từ Sân Khấu Đến Màn Ảnh
#LạiHuyHoàng #NghệSĩĐaTài #SânKhấuKịch #ĐạoDiễnTrẻ #NỗLựcKhôngNgừng
Từ những vai diễn đầy cá tính đến những tác phẩm đạo diễn trẻ trung, Lại Huy Hoàng đã khẳng định mình là một nghệ sĩ đa năng, luôn biết cách chạm đến trái tim khán giả.
### Bén Duyên Nghệ Thuật Từ Những Ngày Thơ Ấu
#KhởiNguồnĐamMê #GiaĐìnhNghệSĩ
Lại Huy Hoàng chia sẻ, tình yêu sân khấu của anh bắt nguồn từ những ngày theo chân dì ruột – một diễn viên kịch nói – đi khắp các rạp cùng Đoàn kịch Hà Tây (cũ). Những xung đột kịch tính, những mảnh đời đa sắc trên sân khấu đã thôi thúc anh dấn thân vào con đường nghệ thuật.
> *”Kịch giống như cuộc đời, có những mâu thuẫn, tréo ngoe, nhưng luôn mang lại thông điệp tích cực giúp ta sống tốt hơn.”*
### Dấu Ấn Đầu Tiên Với “Lời Thề Thứ 9”
#VaiDiễnĐểĐời #LưuQuangVũ #NhàHátTuổiTrẻ
Ngay khi tốt nghiệp, Hoàng đã gây ấn tượng mạnh với vai Trung đoàn phó Hạnh trong vở *”Lời thề thứ 9″* của Lưu Quang Vũ. Dù là vai diễn đầu tiên, anh đã thể hiện xuất sắc lối diễn hài tình huống, khiến khán giả vừa xúc động vừa bật cười.
> *”Mỗi đêm diễn là một trải nghiệm khó quên, giúp tôi trưởng thành hơn trong nghề.”*
### Chạm Đến Trái Tim Qua Những Nhân Vật “Áo Lính”
#NgườiLínhTrênSânKhấu #GạcMa #NgãBaĐồngLộc
Hoàng có duyên với những vai người lính, chiến sĩ công an – những hình tượng anh luôn dành sự trân trọng đặc biệt. Từ chương trình *”10 đóa phong lan”* về các nữ anh hùng Đồng Lộc đến dự án về 64 chiến sĩ Gạc Ma, anh luôn mong muốn truyền tải thông điệp về lòng yêu nước và sự hy sinh thầm lặng.
> *”Những câu chuyện thật về người lính là nguồn cảm hứng vô tận để tôi sáng tạo.”*
### Ước Mơ Làm Mới “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt”
#ĐạoDiễnSángTạo #NghệThuậtÁnhSáng
Trong tương lai, Hoàng ấp ủ dựng *”Hồn Trương Ba, da hàng thịt”* bằng ngôn ngữ hình thể và ánh sáng, tạo nên một trải nghiệm nghệ thuật đa giác quan.
> *”Tôi muốn khán giả cảm nhận được hơi thở của ánh sáng, từng cung bậc cảm xúc qua từng màn trình diễn.”*
### Bứt Phá Trên Màn Ảnh Với “Mật Lệnh Hoa Sữa”
#DiễnViênPhimTruyềnHình #TínhChập #VìTìnhYêuHàNội
Không chỉ thành công trên sân khấu, Hoàng còn ghi dấu ấn qua vai Tính “chập” trong phim *”Mật lệnh hoa sữa”*. Dù là vai phụ, anh đã tận dụng từng giây để tạo ấn tượng khó quên.
> *”Dù chỉ 2 phút, tôi cũng phải khiến khán giả nhớ đến mình.”*
### Lời Kết: Nghệ Sĩ Của Những Nỗ Lực Thầm Lặng
#CốngHiến #ĐamMê #KhátVọngNghệThuật
Với Lại Huy Hoàng, mỗi vai diễn, mỗi tác phẩm đều là một phần máu thịt. Anh không ngừng học hỏi, sáng tạo để khán giả luôn nhớ đến mình – không chỉ bằng tài năng, mà còn bằng sự chân thành và nhiệt huyết.
#LạiHuyHoàng #NghệSĩTàiHoa #SânKhấuViệt #ĐamMêKhôngGiớiHạn
*(Bài viết: Mai Đình)*
Trên sân khấu, anh thường gắn với những vai về người lính, chiến sĩ công an hoặc những vai cá tính trong các vở “Những ngôi sao lặng lẽ sáng”, “Đêm trắng”, “Lời thề thứ 9”…
Còn trong vai trò đạo diễn, Lại Huy Hoàng được biết đến nhiều qua những tác phẩm trẻ trung, mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả nhỏ tuổi như vở: “Vị vua không ngai”, nhạc kịch “Cat Zorba”… Linh hoạt, nhiều màu sắc, cá tính là những ưu điểm của chàng đạo diễn trẻ sinh ra trên mảng đất Hà Tây xưa.
Đạo diễn, diễn viên Lại Huy Hoàng.
– Lại Huy Hoàng thân mến, tình yêu với sân khấu của anh bắt đầu từ khi nào?
– Dì ruột của tôi là diễn viên kịch nói. Hồi bé, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi thường hay sang ở với dì, được theo dì đi công tác cùng Đoàn kịch Hà Tây (cũ), được trải nghiệm cuộc sống của những người nghệ sĩ. Điều đó đã giúp tôi bén duyên với kịch. Trong kịch có những xung đột, giống cuộc đời cũng nhiều cảnh tréo ngoe, mâu thuẫn… Có nhiều cuộc đời khác nhau được trình diễn trên sân khấu nhưng chung quy lại đều có những thông điệp giúp cho chúng ta tốt hơn, tìm được lời giải đáp để có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống.
– Ngoài các vở: “Sống mãi tuổi 17”, “Đêm trắng”, “Những ngôi sao lặng lẽ sáng” thì “Lời thề thứ 9” cũng là vở kịch để lại nhiều dấu ấn đối với Lại Huy Hoàng ngay từ khi mới chạm ngõ sân khấu?
– Trong vở “Lời thề thứ 9” của tác giả Lưu Quang Vũ, tôi vào vai Trung đoàn phó Hạnh. Đây là vai diễn đầu tiên khi tôi mới tốt nghiệp và trở thành diễn viên chính thức của Nhà hát Tuổi trẻ. Vượt qua nhiều “ứng cử viên”, tôi đã được chọn. Các vai diễn trong vở “Lời thề thứ 9” đều có đời sống nội tâm phong phú và hấp dẫn, giống như một bức tranh thu nhỏ của xã hội thời bấy giờ.
Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi được trải nghiệm lối diễn hài tình huống. Tôi bám sát vào tính cách của nhân vật và trong nhiều cảnh, dù không hề diễn hài nhưng vẫn mang đến cho khán giả nhiều trận cười sảng khoái… Với lối dàn dựng mang phong cách Nhà hát Tuổi trẻ, chúng tôi đã được trưởng thành qua vai diễn. Tôi vẫn nhớ mỗi đêm diễn khi ấy là một sự trải nghiệm vô cùng thú vị.
– Với những vai diễn từng tham gia, từ vai phụ đến vai chính, tôi cảm nhận Huy Hoàng cũng có duyên với những vai người lính, người chiến sĩ công an, anh bộ đội. Nó vừa là cơ duyên, vừa là trải nghiệm của riêng anh?
– Những câu chuyện về người lính, về các anh bộ đội, công an… luôn mang đến cho tôi nhiều cảm hứng và ấn tượng mạnh mẽ. Chẳng hạn, lần đầu đến với ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), nhìn hố bom, nghe các thuyết minh viên kể chuyện về các nữ anh hùng mà tôi không cầm nổi nước mắt. Trong đầu tôi nung nấu phải làm một chương trình nghệ thuật về 10 cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc.
Qua chương trình nghệ thuật “10 đóa phong lan”, tôi mong muốn truyền đến người xem thông điệp về những giá trị của cuộc sống. Và bây giờ, tôi lại đang viết tiếp câu chuyện về 64 chiến sĩ Gạc Ma đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa để bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên vùng biển đảo quê hương.
Tôi cũng không bao giờ quên được hình ảnh những chiến sĩ đứng canh giữ trên những hòn đảo chìm với bao khó khăn, vất vả về vật chất và tinh thần… để chúng ta có giấc ngủ bình an. Những câu chuyện về những con người thật, việc thật ấy luôn mang đến cho tôi chất liệu thực, để đưa vào những tác phẩm sân khấu của mình.
– Tác phẩm sân khấu nào Lại Huy Hoàng đang ấp ủ và sẽ dựng khi có cơ hội?
– Trong tương lai, tôi mong muốn được dựng tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo hình thức trình diễn, trong đó toàn bộ diễn xuất được thể hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ hình thể, dùng các loại đèn đặc thù tạo cảnh, màu sắc của ánh sáng tạo cảm xúc bằng thị giác… Người chơi ánh sáng sẽ vất vả vì phải diễn cùng nghệ sĩ trên sân khấu. Người xem có thể thấy được hơi thở của ánh sáng, cường độ sáng và màu sắc được đo lường chỉn chu bằng cảm xúc của đạo diễn gửi gắm qua từng phần trình diễn ánh sáng.
– Vừa gắn bó với sân khấu, vừa tham gia một số dự án phim truyền hình. Anh có thể chia sẻ về bộ phim mới đây nhất đã tham gia?
– Mới đây nhất, Huy Hoàng có duyên tham gia dự án phim truyền hình “Mật lệnh hoa sữa” của Đài PTTH Hà Nội. “Mật lệnh hoa sữa” là bộ phim truyền hình thuộc dự án phim “Vì tình yêu Hà Nội” được chuyển thể từ hai truyện ngắn “Đối mặt” và “Người tù của ngày xưa” của Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Hồng Thái, đề cập một chuyên án của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an thành phố Hà Nội.
Tôi vẫn nhớ những ngày hóa thân thành Tính “chập” trong “Mật lệnh hoa sữa”, hầu như toàn bộ cảnh quay của Tính “chập” đều vào buổi tối và về đêm nên có đôi phần vất vả. Tôi muốn nhân vật của mình gần gũi với đời sống nên ngay từ việc chọn kiểu tóc, quần áo và cách biểu lộ cảm xúc, tôi đều nghiên cứu và chọn lựa kỹ càng. Và tôi tin rằng, dù chỉ là một vai diễn nhỏ nhưng Tính “chập” cũng đã để lại ấn tượng trong lòng khán giả.
Tôi thường được giao những vai cá tính, “màu” lạ nhưng thường không có nhiều đất diễn. Thế nên mình phải vận dụng “mảnh đất” được giao, tuy ít nhưng phải để khán giả nhớ đến vai diễn của mình. Tôi đã cố gắng tận dụng những giây phút ngắn ngủi ấy nhiều nhất có thể. Nếu có 2 phút, tôi cũng cố gắng làm sao cho khán giả cực kỳ nhớ về mình.
– Trân trọng cảm ơn Lại Huy Hoàng!
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.