"Ngân hàng Việt Nam mở cửa mới: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng vọt lên 49%"

#NgânHàngViệt #TáiCơCấu #ĐầuTưNướcNgoài #PhátTriểnKinhTế

Cơ hội vàng cho các ngân hàng Việt vươn tầm quốc tế, thu hút dòng vốn mạnh mẽ từ nhà đầu tư chiến lược.

TPO – Kể từ ngày 19/5 vừa qua, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ được phép tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%. Theo đánh giá, việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tạo cơ hội cho các ngân hàng Việt tăng trưởng mạnh mẽ.

Ngày 18/3, Nghị định số 69/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014 ngày 3/1/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam chính thức được ban hành.

Theo đó, kể từ ngày 19/5, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ được phép tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, mức hiện tại đang áp dụng cho các ngân hàng nói chung là 30%.

Ngân hàng Việt được tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tới 49% ảnh 1

3 trong 4 ngân hàng nhận chuyển giao sẽ được nới room ngoại lên 49%.

Cụ thể, ba ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân HDBank, MBBank và VPBank đã được phép nâng trần sở hữu nước ngoài lên mức tối đa 49%. Đây là ba tổ chức tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém của Ngân hàng Nhà nước, qua đó hưởng cơ chế đặc thù về hạn mức tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hỗ trợ thanh khoản.

Tuy nhiên trong nhóm này, Vietcombank là ngân hàng duy nhất không thuộc diện được nới room vì chiếu theo quy định mới này, Vietcombank không đủ điều kiện được nới room ngoại lên 49% do Nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn.

Các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định, nghị định mới tạo điều kiện để các ngân hàng có thể phát hành tăng vốn cho cổ đông nước ngoài trong trường hợp có nhu cầu tăng vốn để bơm thêm vốn cho các ngân hàng yếu kém, qua đó đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu.

Ví dụ, MB đang có kế hoạch góp tối đa 5.000 tỷ đồng vào Ngân hàng MBV trong giai đoạn cơ cấu. Các ngân hàng khác nhiều khả năng cũng sẽ có các kế hoạch tương tự, đây là một phần trong đề án tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.

Ngoài ra, việc tăng vốn giúp củng cố hệ số an toàn vốn (CAR), trong bối cảnh các ngân hàng nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng rất cao: 20-30%/năm.

Hiện, HDBank dù có CAR khá cao (khoảng 14%) nhưng lại phụ thuộc vào trái phiếu vốn cấp 2, do đó, ngân hàng này có thể xem xét tăng vốn cấp 1 để giảm chi phí vốn trong tương lai.

Trong khi đó, VPBank tuy cũng có CAR khá cao (khoảng 14%) và chưa sử dụng nhiều trái phiếu vốn cấp 2 nên nhu cầu tăng vốn chưa cấp thiết.

Ngược lại, MB có CAR thấp hơn (khoảng 10%), dù chưa tận dụng vốn cấp 2 nên cũng có thể có nhu cầu tăng vốn trong tương lai. Tuy nhiên, ACBS cho rằng, yếu tố sở hữu nhà nước tại MB có thể là trở ngại, do các doanh nghiệp nhà nước thường không muốn bị pha loãng tỷ lệ sở hữu.

Công ty Cổ phần xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) nhận định việc nâng trần sở hữu nước ngoài được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thu hút dòng vốn mới từ nhà đầu tư chiến lược, hỗ trợ tăng trưởng tài sản mạnh mẽ.

Theo ước tính, tỷ lệ CAR có thể giảm từ 150-300 điểm cơ bản đến cuối năm 2026 nếu các ngân hàng trên không tăng vốn cổ phần mới hoặc phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2.

Từ trước đến nay, các ngân hàng chủ yếu dựa vào lợi nhuận giữ lại và phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 để bổ sung nhu cầu vốn. Tuy nhiên, quá trình lựa chọn và đạt được thỏa thuận chính thức với nhà đầu tư nước ngoài thường kéo dài nhiều năm.

Ví dụ, VPBank đã mất khoảng 2 năm để bán 15% cổ phần cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) vào năm 2023. HDBank cũng đang tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài trong suốt 5 năm qua. MB hiện không có thông báo về kế hoạch tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Do đó, kỳ vọng lợi nhuận giữ lại và trái phiếu tăng vốn cấp 2 sẽ là nguồn tăng vốn chính của ngân hàng.

Hồi tháng 1, Ngân hàng Nhà nước đã công bố việc chuyển giao GPBank cho VPBank và DongABank cho HDBank. Tháng 11/2024, CBBank được chuyển giao về Vietcombank và Oceanbank về MBBank. Việc chuyển giao được thực hiện theo chương trình tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo vệ các chủ nợ và phục hồi hoạt động của ngân hàng trở lại bình thường. Trước khi chuyển giao, bốn ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt sau nhiều năm tích lũy đáng kể nợ xấu và lỗ lũy kế.

Ngọc Mai


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc