Khánh Hòa vừa có báo cáo về thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tỉnh giao Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan trong khối chính quyền (trừ Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh) rà soát và đề xuất 12 cán bộ giữ chức phó giám đốc sở, phó chánh Văn phòng UBND tỉnh, phó chánh Thanh tra tỉnh cùng 3 trưởng phòng cấp sở để cấp có thẩm quyền xem xét, điều động về cấp xã mới được thành lập.

Đồng thời, Sở Nội vụ đang hoàn thiện đề án sắp xếp lại bộ máy UBND cấp xã, xây dựng phương án bố trí cán bộ, công chức, viên chức từ cấp huyện về xã trên cơ sở đề xuất của các địa phương.
Tính đến nay, Khánh Hòa đã giải quyết chính sách theo Nghị định 178 và Nghị định 67 cho 105 cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối chính quyền, gồm 83 người ở cấp tỉnh và huyện (8 trường hợp do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý) và 22 người ở cấp xã.
Tổng kinh phí đã chi cho 53 trường hợp là hơn 60 tỷ đồng. Đối với 52 trường hợp còn lại, Sở Tài chính đang phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan để trình UBND tỉnh phê duyệt.
Theo chủ trương của Trung ương, 2 tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận hợp nhất thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) hiện nay.
Sau khi sáp nhập, tỉnh mới có diện tích khoảng 8.555km2, dân số hơn 2,2 triệu người, gồm 65 đơn vị hành chính trực thuộc và 1 đặc khu.

Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, việc sắp xếp cán bộ sau sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận phải đặt nguyên tắc hài hòa lên hàng đầu, tránh chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân, việc đặt tên mới cho các xã, phường sau sắp xếp không chỉ là vấn đề hành chính, mà còn là hành trình gìn giữ ký ức, văn hóa và bản sắc cộng đồng và được người dân đồng thuận.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.