Cây nhà hàng xóm đổ sang, gây thiệt hại: Ai phải bồi thường? 🏡🌳#CâyNhàHàngXómĐổ
Hãy cùng tìm hiểu quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường khi cây xanh trồng trong vườn nhà đổ sang gây thiệt hại cho nhà kế bên!

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng- Trưởng VP Luật Kết Nối trả lời:

Trong trường hợp ranh giới giữa hai bất động sản đã được xác định theo đúng quy định của pháp luật, được công nhận và các công trình đều được xây dựng trong phạm vi khuôn viên quyền sở hữu của mình thì hành vi trồng cây để các cành cây ngả sang và có nguy cơ gây thiệt hại cho nhà bên cạnh là hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015, người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu hàng xóm không chặt cây thì trong trường hợp cây cối đổ gây thiệt hại cho gia đình bạn, nhà hàng xóm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại do cây đổ gây ra.

Nếu hàng xóm không chặt cây thì trong trường hợp cây cối đổ gây thiệt hại cho gia đình bạn, nhà hàng xóm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại do cây đổ gây ra.

Bên cạnh đó, Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.

Theo đó, nếu cây cối nhà hàng xóm có nguy cơ gãy, đổ sang nhà bạn, có thể gây thiệt hại về người hoặc tài sản thì bạn có quyền yêu cầu người hàng xóm phải chặt cây; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì gia đình bạn có quyền yêu cầu chính quyền địa phương cho chặt cây, chủ sở hữu cây cối phải chịu chi phí chặt cây.

Bên cạnh việc buộc phải chặt bỏ cây cối có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề theo quy định tại điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Đây là nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ sở hữu tài sản khi gây thiệt hại tài sản cho người khác do lỗi khách quan gây nên. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, nếu đã yêu cầu nhưng người hàng xóm vẫn không chặt cây thì trong trường hợp cây cối đổ gây thiệt hại cho gia đình bạn, nhà hàng xóm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại do cây đổ gây ra. Mức bồi thường có thể do các bên tự thỏa thuận, hoặc theo quy định pháp luật và dựa vào thiệt hại thực tế để bồi thường.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc