“Lý do bất ngờ giữ lại thanh tra quân đội, công an: Bộ Chính trị không đề cập, tính đặc thù ngành dọc được bảo toàn” #LýDoGiữLạiThanhTraQuânĐội #ThanhTraCôngAn #DựLuậtThanhTraSửaĐổi

(PLO)- Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã giải trình các ý kiến của ĐBQH về dự luật Thanh tra (sửa đổi) và giải thích lý do vẫn giữ lại thanh tra quân đội nhân dân, thanh tra công an nhân dân, thanh tra ngân hàng nhà nước

Sáng 22-5, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến vào dự luật Thanh tra (sửa đổi). Thảo luận, một số ý kiến đề nghị làm rõ tại sao còn quy định tổ chức cơ quan thanh tra quân đội nhân dân, thanh tra công an nhân dân, thanh tra ngân hàng nhà nước.

Tại Điều 7 dự luật có quy định cơ quan thanh tra được tổ chức theo 2 cấp gồm: Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh. Cạnh đó là các cơ quan thanh tra có tính đặc thù, như: cơ quan thanh tra trong quân đội nhân dân, công an nhân dân, ngân hàng Nhà nước Việt Nam…

Bộ Chính trị, Ban Bí thư không nêu

Giải trình, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong nêu 3 lý do. Thứ nhất, Kết luận số 134 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư không nêu kết thúc hoạt động của các cơ quan thanh tra trên.

Thứ hai, dự thảo luật kế thừa quy định của Luật Thanh tra năm 2022.

Thứ 3, là phù hợp với tính đặc thù, mô hình tổ chức của ngành dọc của ngành công an, quân đội, ngân hàng Nhà nước.

Tổng Thanh tra cũng cho hay, theo Kết luận 134, các cơ quan không còn thanh tra thì thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

luat-thanh-tra-doan-hong-phong-2024-6345.jpg
Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong giải trình các ý kiến của ĐBQH về dự luật Thanh tra (sửa đổi).

Thể chế hóa chủ trương này, khoản 1 Điều 61 của dự thảo luật đã quy định thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước.

“Để tạo điều kiện pháp lý cơ sở đầy đủ, dự thảo luật đã giao Chính phủ quy định về hoạt động kiểm tra trong các ngành, lĩnh vực”- ông Đoàn Hồng Phong nói.

Về xử lý chồng chéo, Tổng Thanh tra nhấn mạnh dự thảo thảo luật đã có những quy định nhằm xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra với kiểm toán Nhà nước.

Theo đó, khoản 1 Điều 56 quy định rõ “khi tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán Nhà nước, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp, cơ quan thanh tra phối hợp với cơ quan kiểm toán Nhà nước để xử lý, bảo đảm một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc cơ quan kiểm toán Nhà nước”.

Dự luật không quy định việc xử lý chồng chéo, trùng lắp giữa hoạt động thanh tra, với hoạt động giám sát, kiểm tra chuyên ngành, theo Tổng Thanh tra, là do đây là các hoạt động có sự khác nhau về nội dung, phạm vi, thời gian, trình tự, thủ tục, phương pháp tiến hành.

“Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định, trong đó có quy định về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra với hoạt động giám sát, kiểm tra chuyên ngành”- Tổng Thanh tra nêu.

Lý do tạm dừng một số cuộc thanh tra

Về tiến hành thanh tra, ĐBQH đề nghị không quy định “ngày làm việc” trong dự thảo luật mà chỉ quy định là “ngày”.

“Thanh tra Chính phủ tiếp thu ý kiến đại biểu, quy định là “ngày” như Luật Thanh tra hiện hành, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay”, ông Đoàn Hồng Phong nói

Một nội dung đáng chú ý khác, dự thảo luật bổ sung quy định tạm dừng thanh tra trong trường hợp: “Tình hình thực tế ảnh hưởng đến việc tiến hành thanh tra trực tiếp theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền”.

Tổng Thanh tra cho hay quy định trên là dựa trên cơ sở thực tiễn, do lực lượng của cơ quan thanh tra có hạn, trong khi vừa phải thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo kế hoạch, vừa phải thực hiện nhiệm vụ đột xuất.

Ở Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, Chính phủ, Thủ tướng. Còn Thanh tra tỉnh là theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Vì vậy, cơ quan thanh tra phải tạm dừng một số cuộc thanh tra đang tiến hành theo kế hoạch để tập trung lực lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Về kinh phí trích cho các cơ quan thanh tra, theo quy định của Luật Thanh tra hiện nay, “các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Dự thảo luật quy định theo hướng kế thừa quy định hiện hành vì không có vướng mắc, đang thực hiện ổn định. “Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định rất cụ thể tỷ lệ trích này”, ông Đoàn Hồng Phong cho biết.

Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc