🏆 Xanh SM Soán Ngôi Grab: Cuộc Chuyển Mình Lịch Sử Trong Thị Trường Gọi Xe Công Nghệ! 🚗💨

XanhSM #GọiXeCôngNghệ #ThịTrườngViệtNam

Với thị phần 39,85% trong quý I/2025, Xanh SM chính thức vượt mặt Grab, đánh dấu cuộc "đảo chính" ngoạn mục chỉ sau 12 tháng. 🚀 Không chỉ dẫn đầu về số chuyến mỗi ngày và mức độ hài lòng khách hàng, Xanh SM còn tiên phong với chiến lược phát triển bền vững, đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. 🌿

🔍 Bí quyết thành công?

  • Chiến lược "kiềng ba chân": Đội xe điện sở hữu, nền tảng mở và hợp tác với taxi truyền thống.
  • Chi phí thấp, lợi nhuận cao: Phí hoa hồng chỉ 10%, thu hút hàng nghìn tài xế "đổi màu áo".
  • Trải nghiệm khách hàng đỉnh cao: Xe sạch, tài xế chuẩn 5 sao, hệ thống an toàn chủ động.

💡 Tương lai hứa hẹn: Không chỉ dừng lại ở Việt Nam, Xanh SM đang vươn mình ra Đông Nam Á, sẵn sàng "so găng" với Grab trên quy mô khu vực. 🌍

👉 Đọc ngay để khám phá hành trình thần tốc của Xanh SM và tương lai thị trường gọi xe công nghệ!

TaxiĐiện #CạnhTranhCôngNghệ #XanhSMVươnXa

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường gọi xe Việt Nam của Mordor Intelligence, thị phần quý I/2025 của thương hiệu dẫn đầu Xanh SM là 39,85%, trong khi Grab – thương hiệu từng thống trị thị trường giờ đứng thứ hai, tương ứng 35,57%. Khoảng cách giữa tân binh và “cựu số 1” đã được nới rộng ra thêm sau 3 tháng, kể từ mức tương ứng 37,41% và 36,62% của quý IV/2024.

12 tháng soán ngôi ngoạn mục

Quý IV/2023, Grab áp đảo thị trường taxi công nghệ với hơn 50% thị phần. Xanh SM dù có tốc độ tăng trưởng phi mã sau 7 tháng hoạt động, đã vượt qua Be và Gojek vươn lên vị trí thứ 2 cũng mới đạt 18,17% thị phần, cách xa vị trí số 1. Thậm chí thời gian trước khi có sự xuất hiện của Xanh SM, Grab từng có thời điểm chiếm tới 70% thị phần, gần như thống trị thị trường gọi xe tại Việt Nam.

Đến quý IV/2024, Xanh SM bất ngờ chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần, đẩy Grab xuống vị trí số 2 với khoảng cách sít sao gần 1%.

xep_hang_thuong_hieu_theo_doanh_thu.png

Kết thúc quý I/2025, khoảng cách giữa Xanh SM và Grab đã được nới rộng tới 4%, đảm bảo vị trí số 1 vững chắc trên thị trường cho hãng xe điện thuần Việt. Kết quả nghiên cứu của Mordor Intelligence cho thấy, Xanh SM đang dẫn đầu ở cả ba chỉ số vận hành then chốt gồm: số chuyến mỗi ngày, mức độ sẵn sàng chi trả và mức độ hài lòng của khách hàng.

Các chuyên gia dự báo, với khả năng phát triển mạng lưới thần tốc, chiến lược hợp tác với các đối tác địa phương của Xanh SM và đặc thù của thị trường gọi xe, khoảng cách trên sẽ còn giãn rộng hơn nữa trong thời gian tới, khi Xanh SM hoàn thành việc phủ sóng toàn quốc và đang ngày càng chiếm được niềm tin, cảm tình của người tiêu dùng.

Hết thời “cạnh tranh xuống đáy” bằng đại hạ giá

Theo các chuyên gia, Xanh SM thành công vì đã khởi xướng một xu hướng tiêu dùng mới là lấy chất lượng dịch vụ và sự an toàn của hành khách làm thế mạnh cạnh tranh thay vì cuộc đua “đốt tiền, chiếm chỗ”.

Thực tế, báo cáo quý I/2025 của Mordor Intelligence cho thấy, Xanh SM đang chiếm ưu thế vượt trội ở ba tiêu chí vận hành cốt lõi: số lượng chuyến mỗi ngày, doanh thu bình quân (GMV) và mức độ hài lòng khách hàng – một hệ đo lường trực tiếp cho năng lực vận hành chứ không dừng lại ở mức độ nhận diện.

Khảo sát người dùng của Mordor Intelligence chỉ rõ các điểm mạnh nổi bật của Xanh SM đến từ độ sạch sẽ của xe, thái độ lịch sự của tài xế, sự đơn giản trong thao tác đặt xe và giao diện ứng dụng dễ sử dụng. Mới đây, hãng cũng tiên phong triển khai hệ thống giám sát an toàn chủ động (S2S) trên toàn đội xe, chuẩn hoá đồng phục tài xế và hành vi phục vụ 5 sao. Trải nghiệm di chuyển “sạch – êm – chuẩn” không còn là ưu điểm ngẫu nhiên, mà là kết quả của sự vận hành nhất quán.

PGS TS Đinh Trọng Thịnh nhận xét:“Trong thời đại công nghệ và cạnh tranh khốc liệt hiện tại, mấu chốt hơn kém nhau là chất lượng dịch vụ. Grab vào thị trường lâu năm nhưng mặt bằng về chất lượng phương tiện di chuyển, tinh thần thái độ phục vụ đều không bằng Xanh SM. Riêng về khía cạnh này thì Xanh SM xứng đáng là ngôi sao trên thị trường và là nền tảng để vượt Grab”.

Cuộc “so găng” sắp nâng tầm khu vực

Bên cạnh việc lấy khách hàng là trung tâm, Xanh SM cũng sở hữu chiến lược phát triển khôn ngoan. Thay vì mở rộng bằng mọi giá, hãng taxi điện thuần Việt xây dựng hệ thống vận hành chắc chắn theo mô hình “kiềng ba chân”: đội xe điện sở hữu riêng, nền tảng mở cho tài xế xe điện cá nhân (Xanh SM Platform), và hợp tác cùng các hãng taxi truyền thống chuyển đổi xanh (Xanh SM Partner).

z6621016434333_6a9229d419f817cfa3f40bdd511b45bb.jpg

Mô hình này giúp hãng vừa mở rộng nhanh chóng, vừa kiểm soát được chất lượng dịch vụ – điều mà nhiều đối thủ gặp khó khi tăng trưởng quy mô. Đến đầu năm 2025, Xanh SM đã thiết lập liên minh hơn 100 đơn vị vận tải tại 61 tỉnh thành, tạo nên hệ sinh thái xanh toàn diện, có khả năng mở rộng nhưng vẫn đảm bảo đồng đều chất lượng.

Trái ngược với tốc độ tăng trưởng như vũ bão của Xanh SM là đà chững lại của Grab – nền tảng từng có thời gian thống trị thị trường trước đây. Theo báo cáo thường niên 2024 của Grab Holdings Ltd, doanh thu tại thị trường Việt Nam năm vừa rồi đạt 228 triệu USD, tăng gần 23% so với mức 185 triệu USD của năm 2023. Dù vẫn là tăng trưởng hai chữ số, nhưng nếu so với mức 70% của năm 2023 (từ 108 triệu USD lên 185 triệu USD), có thể thấy tốc độ tăng trưởng của Grab đang có dấu hiệu chậm lại rõ rệt.

Chia sẻ mới đây của ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam cũng cho biết, một trong những động lực tăng trưởng chính của Grab trong năm 2024 là ở các thị trường mở rộng, tức là các tỉnh thành mà trước đây họ chưa đặt chân tới, với mức tăng trưởng đạt 63% so với 2023. Tuy nhiên, con số ấn tượng này bỗng trở nên nhỏ bé khi đặt cạnh độ phủ như vũ bão ở tất cả các tỉnh thành của Xanh SM chỉ sau hơn một năm, tương ứng là tốc độ tăng trưởng ước tính có thể lên tới cả nghìn phần trăm ở các thị trường mới.

Một trong các nguyên nhân – ngoài chất lượng dịch vụ – theo TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore) là chi phí vận hành. Grab quy định phí hoa hồng cao, chiếm tới 25% thu nhập hàng ngày của tài xế, trong khi Xanh SM chỉ hơn 10%. Tài xế Grab vừa phải tự trang trải chi phí khấu hao xe, vừa đối mặt giá xăng dầu, bảo dưỡng cao, trong khi tài xế Xanh SM chỉ phải trả phí sạc pin với giá chỉ bằng một phần nhỏ (thậm chí được miễn phí nếu sạc vào ban đêm). Điều này đã khiến lượng không nhỏ tài xế Grab sẵn sàng “đổi màu áo” sang Xanh SM.

Về tổng quan thị trường, Việt Nam cũng chỉ còn đóng góp khoảng 8,15% vào tổng doanh thu khu vực của Grab trong năm 2024, thấp hơn đáng kể so với các thị trường trọng điểm khác. Đáng chú ý, sự tăng trưởng doanh thu của Grab tại Việt Nam có sự đóng góp lớn của mảng giao đồ ăn – lĩnh vực hiện chỉ còn 2 đơn vị cạnh tranh chính là Grab và Shopee, sau sự rời đi của Gojek và Baemin. Tuy nhiên, với kế hoạch gia nhập của Xanh Ngon trong thời gian tới, “miếng bánh” này có lẽ cũng sẽ sớm được phân chia lại.

Hiện tại, chiến lược “kiềng ba chân” của Xanh SM không dừng ở Việt Nam mà đã vươn ra khu vực. Sau Việt Nam, Lào và Indonesia, Xanh SM sắp khai trương thị trường thứ 4 là Philippines. Với sự hiện diện chính thức tại 4 quốc gia, Xanh SM sẽ trở thành nền tảng gọi xe có độ phủ lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, trở thành đối trọng thực sự của Grab ở quy mô khu vực. Khi đó, thành công tại thị trường trong nước sẽ là nền tảng để Xanh SM tự tin trong một sân chơi lớn hơn và mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn gấp nhiều lần.

z6615112204866_afcec466fb4015566dd82036df9d683a.jpg


VOV.VN – VinFast VF 5, VF 3 và VF6 lần lượt là 3 mẫu xe có doanh số cao nhất thị trường xe Việt Nam trong tháng 4/2025. Trong đó, chiếc SUV điện VF5 dẫn đầu với gần 4.000 xe bán ra.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc