Hàng ngàn người xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật
#XaLoiDucPhat #ChuaQuanSu #HanhHuongTamLinh
Đêm 13/5, dù đã kết thúc nghi lễ cung rước, hàng ngàn tăng ni, phật tử vẫn kiên nhẫn đứng chờ tại chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để được vào hội trường chính chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – bảo vật quốc gia của Ấn Độ.
Theo kế hoạch, thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật diễn ra từ 7 giờ sáng đến 21 giờ 30 từ ngày 14/5 đến sáng 16/5. Tuy nhiên, do lượng người đến quá đông, Ban tổ chức đã quyết định mở cổng chùa ngay trong đêm để đón phật tử vào chiêm bái.
Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni được nhà khảo cổ học người Anh William Claxton Peppe phát hiện vào năm 1898 tại làng Piprahwa, huyện Siddharth Nagar, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nhờ giải mã các ký tự trên nắp bình chứa xá lợi, các nhà khoa học đã xác nhận đây chính là xá lợi của Đức Phật, như được ghi chép trong kinh Đại Bát Niết Bàn.
Hiện nay, xá lợi Đức Phật được coi là bảo vật quốc gia tôn kính nhất của Ấn Độ, do Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ, Tổ chức Phật giáo Mahabodhi Society và Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) thuộc Bộ Văn hóa Ấn Độ lưu giữ và bảo quản. Xá lợi lần này được cung thỉnh từ Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ và có nguồn gốc từ thánh địa Phật giáo Sarnath – nơi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên, Dhammacakkappavattana Sutta.
Trước đó, hàng ngàn người dân đã vui mừng chờ đợi đoàn cung rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni diễu hành quanh hồ Hoàn Kiếm. Theo kinh Đại Bát Niết Bàn, thân thể linh thiêng của Đức Phật đã không tỏa khói khi thiêu và để lại xá lợi xương, trở thành báu vật được tôn kính bậc nhất từ đó đến nay.
Thượng tọa Thích Minh Quang, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhấn mạnh: “Mỗi người hãy hướng về xá lợi Đức Phật để cầu nguyện cho quốc gia hưng thịnh, nhà nhà an vui, người người hạnh phúc”.
Sự kiện chiêm bái xá lợi Đức Phật không chỉ là dịp để phật tử thể hiện lòng thành kính mà còn là cơ hội hiếm có để người dân tiếp cận với di sản văn hóa và tâm linh quý giá của nhân loại.
Đêm 13-5, sau nghi lễ cung rước, rất đông tăng ni, phật tử vẫn nán lại chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để chờ được vào hội trường chính chiêm bái, đảnh lễ xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – bảo vật quốc gia Ấn Độ.

Đêm 13-5, hàng ngàn phật tử, người dân đã xếp hàng chờ tới lượt vào chiêm bái xá lợi Đức Phật
Theo kế hoạch, phật tử và nhân dân được đến chiêm bái xá lợi Đức Phật từ 7 giờ đến 21 giờ 30 từ ngày 14 đến sáng 16-5. Tuy nhiên, do quá đông người đến xếp hàng nên Ban tổ chức quyết định mở cổng chùa để đón phật tử vào chiêm bái ngay trong đêm.
Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni được nhà khảo cổ học người Anh có tên là William Claxton Peppe tìm ra vào năm 1898, khi tiến hành khai quật di tích nền móng tại làng Piprahwa, huyện Siddharth Nagar, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.

Người dẫn xếp hàng chờ được vào Hội trường chính để chiêm bái, đảnh lễ xá lợi Đức Phật
Nhờ vào việc giải mã các ký tự viết trên nắp bình chứa xá lợi, các nhà khảo cổ và các nhà nghiên cứu đã xác định đây chính là xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đúng như trong kinh Đại Bát Niết Bàn có ghi về việc xá lợi Phật được chia làm tám phần, tôn trí tại các bảo tháp ở các vùng khác nhau.

Ban tổ chức quyết định mở cổng chùa để đón phật tử vào chiêm bái xá lợi Đức phật ngay trong đêm
Các cơ quan khoa học Ấn Độ đã giám định và xếp hạng bảo vật quốc gia tôn kính nhất. Xá lợi Phật hiện nay do Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ, Tổ chức Phật giáo Mahabodhi Society, và Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) thuộc Bộ Văn hóa Ấn Độ lưu giữ, bảo quản và tôn thờ.
Xá lợi Phật cung rước sang Việt Nam được cung thỉnh từ Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ và có nguồn gốc từ thánh địa Phật giáo Sarnath, nơi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên Dhammacakkappavattana Sutta.

Trước đó, hàng ngàn người dân cũng đã hoan hỉ chờ đợi đoàn cung rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quanh hồ Hoàn Kiếm
Theo kinh Đại Bát Niết bàn, thân thể linh thiêng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã bị thiêu cháy mà không tỏa ra khói và để lại xá lợi xương. Theo kinh, trong quá trình hỏa táng, bảy phần cơ thể của ngài gồm usnis (xương trán), bốn chiếc răng (răng hàm) và hai xương sườn không bị biến thành tro (không bị gãy).
Các phần cơ thể khác thu nhỏ thành xá lợi với nhiều kích cỡ khác nhau. Các phần thân thể còn lại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được coi như xá lợi và đã trở thành báu vật được tôn kính bậc nhất kể từ đó.

Người dân Hà Nội với tấm lòng thành kính…
Người ta tin rằng xá lợi được chia thành tám phần bằng nhau cho 8 vương quốc sau:
1. Vương quốc Mallas của Kusinagar, 2. Vương quốc Sakyas của Kapilavastu, 3. Vương quốc Kolyas của Ramagama, 4. Vương quốc Licchavis của Vesali, 5. Vương quốc Bulis của Allakappa, 6. Vương quốc Mallas của Pava, 7. Vương quốc Brahmin của Vethadipa và 8. Vua Ajatasattu của vương quốc Magadha.
Họ mang vật quý về vương quốc của mình và xây dựng các bảo tháp (Sarirastupa) tại đó.

… chờ hai bên đường
Theo biên niên sử Phật giáo, 7 bảo tháp có xá lợi thân thể của Đức Phật được các vị vua của Jambudipa (Ấn Độ) thờ phụng. Bảo tháp thứ 8, tại Ramagāma, được các vị vua Naga thờ phụng.
Sau đó, Tôn giả Mahākāshyapa (Tôn giả Ca Diếp) vì lý do an ninh và an toàn đã thu thập xá lợi từ 7 bảo tháp, ngoại trừ xá lợi của bảo tháp Ramagāma. Xá lợi được thu thập và đặt an toàn trong một bảo tháp ở Rajagaha, thủ đô của vương quốc Magadha dưới thời trị vì của vua Ajatasattu.

Phật tử và nhân dân có thể chiêm bái xá lợi Đức Phật từ 7 giờ đến 21 giờ 30 từ ngày 14 đến sáng 16-5 tại chùa Quán Sứ
Sau 218 năm kể từ Đại nhập Niết bàn (Mahāparinibbana) của Đức Phật Cồ-đàm theo như lời tiên tri của Tôn giả Ca Diếp, Hoàng đế Asoka (273 TCN – 232 TCN) đã xuất hiện.
Ông đã thu thập xá lợi từ 7 bảo tháp và xây dựng 84.000 bảo tháp để lưu giữ, đồng thời phân chia các mảnh xá lợi trong đế chế rộng lớn của mình. Nhiều bảo tháp và thiền viện này sau đó đã được nhắc đến trong du ký của những vị khách nước ngoài (thế kỷ thứ 5 – thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên).

Thượng tọa Thích Minh Quang, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đề nghị mỗi người hướng về xá lợi Đức Phật để cầu nguyện cho quốc gia hưng thịnh, nhà nhà an vui, người người hạnh phúc
Một số bảo tháp này sau đó đã được xác định bởi các sĩ quan và nhà khảo cổ học người Anh. Khi khai quật nhiều bảo tháp, họ đã tìm thấy xương của Đức Phật.
Một số xá lợi này sau đó đã được Chính phủ Anh tặng cho các quốc gia Phật giáo và các tổ chức Phật giáo có uy tín.

Theo kinh Đại Bát Niết bàn, thân thể linh thiêng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã bị thiêu cháy mà không tỏa ra khói và để lại xá lợi xương
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.