Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận sai phạm cấp phép khai thác đất hiếm: Thiệt hại hơn 736 tỷ đồng

CựuThứtrưởng #SaiPhạm #KhaiThácĐấtHiếm #ThấtThoátNgânSách #PhápLuật

Theo cáo trạng, từ năm 2019 đến năm 2023, Lưu Anh Tuấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Đất hiếm Việt Nam) đã giúp Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương) che giấu doanh thu từ việc bán đất hiếm, để ngoài sổ sách kế toán số tiền hơn 20 tỷ đồng, gây thất thu thuế của nhà nước hơn 7 tỷ đồng. 

Trong đó, Trương Thị Hiển (kế toán Công ty Đất hiếm Việt Nam) cùng Lưu Anh Tuấn giúp Đoàn Văn Huấn để ngoài sổ sách kế toán số tiền hơn 9 tỷ đồng theo hai hóa đơn năm 2020 và 2021, gây thất thu tiền thuế nhà nước hơn 3 tỷ đồng.

Ngoài ra, Lưu Anh Tuấn còn chỉ đạo nhân viên liên hệ, trực tiếp chuyển tiền để lấy 15 hóa đơn của các công ty cung cấp hóa chất, phản ánh số lượng vật tư đầu vào nhiều hơn thực tế mua bán với tổng trị giá hơn 16 tỷ đồng để hạch toán kế toán trái quy định, vi phạm quy định về kế toán, gây thiệt hại cho nhà nước tiền thuế là hơn 4 tỷ đồng.

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận sai phạm cấp phép khai thác đất hiếm -0
Bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Lưu Anh Tuấn chỉ đạo nhân viên dùng hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu để hợp thức cho việc xuất khẩu trái pháp luật 473.980 kg “Tổng Oxit đất hiếm” với trị giá hơn 379 tỷ đồng, được sản xuất từ nguồn đất hiếm hàm lượng TREO 18-20% mua của Công ty Thái Dương.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Tuấn khai, cổ đông thành lập công ty có 6 người, trong đó bị cáo nắm 29% cổ phần và là người điều hành công ty, bởi bị cáo là người hiểu biết về đất hiếm. Tuấn làm nghề sản xuất đất hiếm để phục vụ xuất khẩu bằng con đường chính ngạch, có khai báo hải quan điện tử.

“Khi mua bán đất hiếm với bị cáo Huấn, Huấn yêu cầu bị cáo xuất hóa đơn thấp hơn thực tế và bị cáo phải đồng ý với yêu cầu này”, Tuấn khai.

Về cáo buộc mua bán hàng hóa không xuất đủ hóa đơn, Tuấn thừa nhận là đúng. Đối với số lượng đất hiếm không xuất hóa đơn, Tuấn cho rằng, bị cáo không cần phải hợp thức hóa đầu vào vì bị cáo đang làm đề tài nghiên cứu sản xuất đất hiếm. Về hành vi buôn lậu, bị cáo Tuấn thừa nhận, cáo trạng truy tố bị cáo là đúng.

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận sai phạm cấp phép khai thác đất hiếm -0
Bị cáo Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương). 

Bị cáo Đoàn Văn Huấn, với vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Dương được xác định đã tổ chức, chỉ đạo hoạt động khai thác quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ đất hiếm Yên Phú từ năm 2019 đến năm 2023 trái quy định, với số lượng khoáng sản đã bị khai thác trái phép có trị giá hơn 864 tỷ đồng. Trong đó, Huấn đã tiêu thụ tổng số quặng đất hiếm và quặng sắt có trị giá hơn 736 tỷ đồng. 

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Huấn thừa nhận cáo buộc. Theo lời khai của Huấn, bị cáo mới chỉ học hết lớp 8 nên quá trình hoạt động kinh doanh, bị cáo giao hết việc sổ sách kế toán cho bộ phận kế toán tổng hợp. Tuấn khai không nhớ rõ con số về tổng tài sản, chừng khoảng 1.000 tỷ đồng.

Trình bày về việc không thực hiện đúng giấy phép, bị cáo Huấn thừa nhận việc biết rõ quy định phải xây xong nhà máy mới được khai thác đất hiếm nên Công ty Thái Dương đang xây dựng cấp tốc nhà máy chế biến sâu. Kết thúc phần trả lời thẩm vấn, bị cáo Huấn vừa khóc vừa thừa nhận, bị cáo đã làm sai như cáo trạng xác định.

Đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc, cáo trạng xác định, bị cáo Ngọc cùng các bị cáo là cựu cán bộ, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước trong việc thẩm định, cấp giấy phép khai thác quặng đất hiếm. 

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo Ngọc cùng đồng phạm đã cố ý làm trái nguyên tắc, điều kiện cấp giấy phép khai thác quặng đất hiếm cho Công ty Thái Dương, gây thất thoát của nhà nước tài nguyên khoáng sản có trị giá hơn 736 tỷ đồng.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Ngọc cho rằng, nếu Công ty Thái Dương thực hiện đầy đủ như giấy phép thì đã không có sai phạm xảy ra. Theo trình bày của bị cáo Ngọc, không có ai tác động bị cáo để ký giấy phép, bị cáo cũng không quen biết Đoàn Văn Huấn. Quá trình cấp phép, thủ tục, hồ sơ bị cáo Ngọc trình bày, chỉ nhận qua văn thư, nếu có vấn đề gì sẽ có ý kiến rồi trả lại.

Cũng theo lời khai của bị cáo Ngọc, thời điểm bị cáo ký giấy phép cho Công ty Thái Dương có sự thay đổi về luật. “Việc truy tố bị cáo là có cơ sở, vì nếu so sánh quy định pháp luật thì thời điểm đó cấp phép là sai”, bị cáo Ngọc trả lời.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc