"Mỹ và Ukraine cùng bắt tay khai thác khoáng sản: Ai là người hưởng lợi lớn nhất? 🚀💎 #Mỹ #Ukraine"

Sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng, ngày 30-4, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ký kết thỏa thuận cho phép Mỹ được tiếp cận ưu tiên các tài nguyên khoáng sản của Ukraine như nhôm, than chì, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.

Mỹ được ưu tiên hưởng lợi nhuận

Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ có quyền nhận phần lợi nhuận đầu tiên từ một quỹ đầu tư đặc biệt được thành lập chung giữa hai nước. Một phần thu nhập từ quỹ sẽ được dùng để hoàn trả chi phí hỗ trợ quân sự trong tương lai của Mỹ dành cho Ukraine.

Bộ trưởng Kinh tế Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, nói đây là quan hệ đối tác bình đẳng. Quỹ đầu tư sẽ hoạt động theo mô hình chia sẻ 50-50 và được quản lý chung. Các tài sản nhà nước chủ chốt như công ty dầu khí Ukrnafta hay tập đoàn điện hạt nhân Energoatom sẽ vẫn thuộc sở hữu của Ukraine.

Với giá trị tài nguyên khoáng sản ước tính lên tới 10.000 ỉ USD, Ukraine đang sở hữu những mỏ than, quặng sắt, uranium và khí đốt tiềm năng. Tuy nhiên, các khoáng sản khác như titan, lithium hay đất hiếm cần đầu tư lớn cho khâu chế biến. Đây là thách thức đáng kể do thiếu cơ sở hạ tầng và chi phí cao.

Mỹ và Ukraine được gì từ thỏa thuận khoáng sản? - Ảnh 1.

Mỏ than chì Zavalivskiy Graphite Ltd. ở vùng Kirovohrad tại Zavallya – Ukraine. Ảnh: Bloomberg.

Một số báo cáo ghi nhận Ukraine có trữ lượng lithium, loại kim loại thiết yếu trong pin xe điện, lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên, giá lithium đã lao dốc do sản lượng toàn cầu vượt xa nhu cầu. Trong khi đó, Ukraine không có năng lực sản xuất “bột xốp titan” – dạng titan mà ngành quốc phòng Mỹ cần, khiến tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này bị hạn chế.

Về đất hiếm – nguyên liệu quan trọng cho nhiều sản phẩm công nghệ và quốc phòng, Ukraine ghi nhận có một số mỏ nhưng chưa được đánh giá. Hiện tại, Trung Quốc vẫn chiếm đến 90% năng lực tinh luyện đất hiếm toàn cầu.

Đối với dầu khí, Ukraine sở hữu khoảng 5,4 ngàn tỉ m3 khí đốt, trong đó 1,1 ngàn tỉ đã được xác minh, thuộc hàng lớn nhất châu Âu. 

Trước xung đột, hệ thống đường ống và kho lưu trữ của Ukraine từng vận chuyển hơn 140 tỉ m3 khí Nga mỗi năm sang Trung Âu – tương đương 20% nhu cầu của toàn khu vực. Tuy nhiên, dòng chảy khí đốt này đã dừng lại khi thỏa thuận trung chuyển hết hiệu lực đầu năm nay.

Mỹ và Ukraine được gì từ thỏa thuận khoáng sản? - Ảnh 2.

Thỏa thuận khoáng sáng Mỹ – Ukraine được ký vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Volodymyr Zelensky trao đổi bên lề tang lễ Giáo hoàng Francis. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine.

Lợi ích Ukraine đạt được

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết Mỹ có thể giúp Ukraine bước vào “quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ”. Tuy nhiên, thỏa thuận này không bao gồm bất kỳ cam kết an ninh rõ ràng nào dành cho Ukraine.

Tổng thống Volodymyr Zelensky từng hối thúc Mỹ đưa ra cam kết an ninh cho Ukraine nhưng các quan chức Mỹ lập luận rằng việc gắn kết Ukraine với Mỹ thông qua các ràng buộc kinh tế sẽ tạo ra “lá chắn an ninh trên thực tế”.

Lo ngại rằng điều đó là chưa đủ, các chính phủ châu Âu đã kêu gọi chính quyền ông Donald Trump đưa ra cam kết cụ thể hơn trong việc ủng hộ khả năng triển khai quân đội châu Âu tại Ukraine.

Ý tưởng này đã bị ông Steve Witkoff, đặc phái viên của Tổng thống Trump tại Trung Đông và cũng là người phụ trách các cuộc đàm phán ngừng bắn tại Ukraine giữa Mỹ và Nga, cho rằng là đã “đơn giản hóa quá mức” vấn đề.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc