Khai Thác Tối Đa Quỹ Đất Vùng Phụ Cận Vành Đai 4: Đòn Bẩy Phát Triển Hạ Tầng Và Kinh Tế Cho Thủ Đô

Khai Thác Tối Đa Quỹ Đất Vùng Phụ Cận Vành Đai 4: Đòn Bẩy Phát Triển Hạ Tầng Và Kinh Tế Cho Thủ Đô
#VànhĐai4 #QuyHoạchĐôThị #PhátTriểnHạTầng #HàNội

Ảnh minh họa.

Theo báo cáo tóm tắt từ Tờ trình và dự thảo Đề án, Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô là một trong những dự án trọng điểm quốc gia, triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với tổng chiều dài 112,8 km, tuyến đường không chỉ kết nối giao thông mà còn mở ra cơ hội khai thác quỹ đất phụ cận, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng.

### Tối Ưu Giá Trị Đất, Thu Hút Đầu Tư
Việc thực hiện Đề án Khai thác quỹ đất vùng phụ cận Vành đai 4 được đánh giá là giải pháp chiến lược, giúp Hà Nội:
– Tạo nguồn thu từ đấu giá đất, bù đắp chi phí xây dựng hạ tầng.
– Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các khu đô thị, công nghiệp dọc tuyến.
– Ngăn chặn tình trạng sử dụng đất sai mục đích, thất thoát ngân sách.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh: Khai thác đất phải đi đôi với bảo vệ quyền lợi người dân và môi trường. Cần rà soát kỹ cơ sở pháp lý (Luật Đất đai, Luật Tài sản công), đảm bảo minh bạch trong quản lý, tránh ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

### Bài Toán Quy Hoạch: Cân Bằng Lợi Ích Và Phát Triển Bền Vững
Tại hội nghị, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội yêu cầu:
– Làm rõ khái niệm “vùng phụ cận”, phân vùng chi tiết để tối ưu hiệu quả sử dụng đất.
– Áp dụng công nghệ số trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tăng cường giám sát để phòng ngừa tham nhũng.
– Ưu tiên các dự án có tính lan tỏa kinh tế, kết nối đồng bộ với quy hoạch Vùng Thủ đô.

Kết luận: Đề án cần hoàn thiện về mặt pháp lý và kỹ thuật, đồng thời lấy ý kiến rộng rãi từ người dân, doanh nghiệp. Thành công của dự án sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, hoàn thiện hạ tầng, biến Vành đai 4 thành trục phát triển mới của Thủ đô.

#KinhTếHàNội #PhátTriểnBềnVững #ĐầuTưCông #QuỹĐất #HạTầngGiaoThông

Thanh Xuân

Ảnh minh họa.

Báo cáo tóm tắt Tờ trình và dự thảo Đề án cho thấy, Dự án xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô là một trong những dự án trọng điểm Quốc gia được triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội và một số địa phương lân cận. Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 112,8 km.

Hiện nay, cùng với việc khẩn trương tập trung đầu tư, thi công xây dựng tuyến đường, việc định hướng phát triển đô thị hai bên trục Vành đai 4-Vùng Thủ đô cũng là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra.

Do đó, việc triển khai thực hiện Đề án Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là hết sức cần thiết, tạo nguồn vốn đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của TP. Hà Nội.

Đồng thời, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tối đa lợi thế, giá trị quỹ đất phụ cận tuyến đường, là cơ sở để lập dự án thu hút đầu tư, góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả tại các địa phương…

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cũng thống nhất về sự cần thiết, tuy nhiên, cần phải nghiên cứu, khai thác quỹ đất sao cho mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, có cơ sở pháp lý và không ảnh hưởng đến môi trường, đời sống của người dân; việc quản lý và sử dụng nguồn thu phải hiệu quả, đúng mục đích, tăng cường giám sát để bảo đảm sự công khai, minh bạch, tránh thất thoát…

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, đây là một Đề án có tác động lớn đến phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch đô thị, an sinh của người dân nên phải được xem xét kỹ lưỡng, toàn diện và khoa học. Thực hiện Đề án sẽ là giải pháp giúp TP. Hà Nội bảo đảm được nguồn vốn để phát triển hạ tầng giao thông. Đồng thời, việc khai thác quỹ đất vùng phụ cận Vành đai 4 cũng giúp tạo nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, thu hút đầu tư; tối ưu giá trị quỹ đất và phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển đô thị và công nghiệp…

Song, cần xác định rõ quỹ đất này theo vùng như thế nào và việc thực hiện quỹ đất phải dựa trên các quy định của Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản hướng dẫn liên quan. Bên cạnh đó, quá trình sử dụng đất phải công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp; bảo đảm việc khai thác quỹ đất phải mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, đặc biệt không ảnh hưởng đến môi trường, đời sống người dân…

Kết luận hội nghị, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đánh giá cao những góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học. Đồng thời, đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tiếp thu và hoàn thiện Đề án.

Trên cơ sở ý kiến các đại biểu, MTTQ Thành phố thống nhất về đề nghị xác định rõ tên Đề án; cập nhật cơ sở pháp lý, những nội dung mới, làm rõ khái niệm vùng phụ cần, khảo sát phân rõ vùng phụ cận, nội dung kết nối trong phạm vi Thủ đô và Vùng Thủ đô; hình thức khai thác, sử dụng quỹ đất trong vùng phụ cận…

Ngoài ra, từ đánh giá tác động của Đề án cũng cần quan tâm vấn đề an sinh xã hội; thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm công khai, minh bạch trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai…

Thanh Xuân


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc