00 "Báo Nhân đạo của Pháp tôn vinh 50 năm Chiến thắng 30/4: Hành trình từ kháng chiến đến phát triển vượt bậc của Việt Nam" #BáoNhânĐạo #ChiếnThắng30/4 #ViệtNamPhátTriển - Rao vặt giá tốt

“Báo Nhân đạo của Pháp tôn vinh 50 năm Chiến thắng 30/4: Hành trình từ kháng chiến đến phát triển vượt bậc của Việt Nam” #BáoNhânĐạo #ChiếnThắng30/4 #ViệtNamPhátTriển

Phụ san đặc biệt của báo Nhân đạo với chủ đề “1975-2025: Việt Nam, một dân tộc tự do” gồm 16 trang với nhiều bài viết chuyên sâu và hình ảnh sống động về những thay đổi to lớn của đất nước Việt Nam kể từ ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Báo Nhân đạo của Pháp tôn vinh 50 năm Chiến thắng 30/4 và công cuộc phát triển đất nước Việt Nam ảnh 1

Ảnh bìa phụ san đặc biệt của báo Nhân đạo chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước Việt Nam.

Bài viết “Việt Nam tiến bước nhưng luôn ghi nhớ những mất mát hy sinh” của đặc phái viên Axel Nodinot nêu rõ: Kỷ niệm 30/4 năm nay, đất nước Việt Nam giờ đang tiến bước trên con đường phát triển ngoạn mục. Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4 là dịp để nhân dân Việt Nam nhớ lại quá khứ hào hùng nhưng cũng có nhiều mất mát, đau thương, đồng thời vững tin hướng tới tương lai tươi sáng.

Khắp nơi tràn ngập không khí tưng bừng với cờ đỏ sao vàng kỷ niệm sự kiện trọng đại này. Báo chí Việt Nam xuất bản nhiều ấn phẩm tôn vinh sự kiện trọng đại của dân tộc cũng như chặng đường tái thiết và phát triển đất nước với nhiều thành tựu nổi bật, như phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân, được đông đảo người dân tìm đọc. Đây là sự kiện trọng đại của các thế hệ người Việt Nam và là dịp để thế hệ trẻ thấu hiểu những hy sinh của các thế hệ đi trước, ghi nhớ sự hỗ trợ quý báu của bạn bè quốc tế và phấn đấu vì tương lai tương sáng của dân tộc.

Theo nhà báo Axel Nodinot, sau 50 năm, cuộc sống của Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là niềm tự hào đối với người dân Việt Nam vì chính Người tìm ra con đường cứu nước. Ngày 18/6/1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Versailles yêu cầu về quyền tự do, dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam. Sau đó nhiều năm, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Nhân dân Việt Nam vẫn luôn tự hào và ghi nhớ công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Báo Nhân đạo của Pháp tôn vinh 50 năm Chiến thắng 30/4 và công cuộc phát triển đất nước Việt Nam ảnh 2

Bài viết của nhà báo Axel Nodinot về chặng đường phát triển của Việt Nam kể từ Đại thắng mùa Xuân 1975.

Theo nhà báo Axel Nodinot, đất nước Việt Nam đã thay đổi thật nhiều, từ lúc bị bao vây cấm vận cho đến công cuộc đổi mới với nhiều thành tựu to lớn. Theo đuổi chính sách ngoại giao “cây tre Việt Nam”, đất nước từng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, đã có những bước phát triển ngoạn mục. Việt Nam đang tự tin bước vào giai đoạn phát triển mới như Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao.

Qua tiếp xúc với người dân cũng như những trải nghiệm trong những ngày tưng bừng của tháng 5 này, nhà báo Axel Nodinot nhận định: Việt Nam vẫn phải đương đầu với một số vấn đề như hậu quả của chất độc da cam, nhưng đất nước này đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Không khí phấn khởi thấy rõ ở khắp nơi vào dịp kỷ niệm sự kiện trọng đại của đất nước cho thấy nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ quá khứ hào hùng và sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới.

“Chiến thắng 30/4/1975 là chiến thắng của trí tuệ Việt Nam” của nhà báo Lina Sankari đề cập đến các nguyên nhân dẫn tới Chiến thắng 30/4. Đó là bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần đoàn kết cùng sự ủng hộ mạnh mẽ của bạn bè quốc tế, nhất là Đảng Cộng sản và nhân dân yêu chuộng hòa bình tại Pháp.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam đã kết hợp mặt trận ngoại giao với mặt trận quân sự và chính trị, từ đàm phán bảo vệ nền độc lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đến đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva năm 1954, tiếp đó ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27/1/1973. Thắng lợi tại Hội nghị Paris tạo nên cục diện mới để quân và dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền nam.

Nhà báo Lina Sankari nhận định rằng, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 là một bước ngoặt lớn. Ngay cả Mỹ cũng nhận ra việc ngồi lại đàm phán là điều cần thiết.

Sự kiện giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam vào ngày 30/4/1975 được xem là “chiến thắng của trí tuệ Việt”. Thắng lợi này đánh dấu sự kết thúc 120 năm bị ảnh hưởng bởi giặc ngoại xâm và 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp rồi tới 21 năm chống đế quốc Mỹ. Sự kiện này được xem là chiến thắng vĩ đại nhất của Việt Nam, là minh chứng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng vì độc lập, tự chủ của con người và trí tuệ Việt Nam để chiến thắng công nghệ và tiền bạc.

Báo Nhân đạo của Pháp tôn vinh 50 năm Chiến thắng 30/4 và công cuộc phát triển đất nước Việt Nam ảnh 3

Nhà báo Madeleine Riffaud phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào tháng 6/1968. (ẢNH: l’HUMANITE)

Bài viết của nhà sử học Alain Ruscio, phóng viên thường trú của báo Nhân đạo tại Việt Nam từ năm 1978 đến 1980 và một số nhà báo khác cũng cập đến tinh thần và sức chiến đấu kiên cường, bền bỉ toàn dân tộc. Chặng đường 21 năm đấu tranh chống đế quốc Mỹ để thống nhất đất nước giữa thế kỷ 20 của nhân dân Việt Nam là một trong những thử thách lịch sử lớn nhất, ác liệt nhất, nhiều hy sinh nhất.

Vượt qua mọi toan tính chiến lược, mọi thủ đoạn sách lược của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, xu thế chiến thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của quân và dân cả hai miền nam-bắc Việt Nam là tất yếu. Những cố gắng tuyệt vọng cuối cùng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn vẫn không đảo ngược được dòng chảy lịch sử, không thắng được ý chí kiên hùng của cả một dân tộc. Chiến thắng 30/4 là minh chứng cho thấy ý chí độc lập tự do, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam có mạch nguồn mạnh mẽ từ lịch sử.

Báo Nhân đạo đã thực hiện trọn vẹn vai trò của mình, cung cấp luận điểm sắc bén và củng cố niềm tin cho các nhà hoạt động phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Báo Nhân đạo là người bạn đồng hành ủng hộ mạnh mẽ cho sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam trên mặt trận thông tin quốc tế.

Theo nhà sử học Alain Ruscio

Bài viết của cựu phóng viên thường trú tại Việt Nam Daniel Roussel, 1980-1986, nói về phong trào vì hòa bình cho Việt Nam. Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ to lớn của những người cộng sản Pháp, đông đảo công nhân và lao động, nhất là trong giai đoạn đàm phán Hiệp định Paris. Các bạn Pháp đã hết lòng giúp đỡ các đoàn đàm phán Việt Nam, từ chỗ ăn, nghỉ, đi lại và an ninh, đồng thời tổ chức các buổi tập hợp quần chúng đấu tranh phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ phát động. Qua các hoạt động như vậy, phong trào ủng hộ Việt Nam ngày càng lan rộng, trở thành nguồn cổ vũ quan trọng cho nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi vào ngày 30/4/1975.

Báo Nhân đạo của Pháp tôn vinh 50 năm Chiến thắng 30/4 và công cuộc phát triển đất nước Việt Nam ảnh 4

Ngày 17/6/1967 tại Paris, lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp, Liên đoàn Lao động CGT cùng đông đảo nhân dân, lao động tham gia biểu tình vì hòa bình cho Việt Nam. (ẢNH: l’HUMANITE)

Alain Wasmes, phóng viên báo Nhân đạo có mặt tại Sài Gòn vào ngày giải phóng 30/4/1975, kể lại trải nghiệm vào thời điểm lịch sử đó. Trái ngược với tuyên truyền của nhiều phương tiện truyền thông quốc tế về ngày tận thế rằng sẽ có một “cuộc tắm máu”. Thực tế, chuyện đó đã không xảy ra.

Trưởng ban Quốc tế của báo Nhân đạo, Vadim Kamenka chia sẻ: Chúng tôi luôn gắn bó với Việt Nam, đấu tranh mạnh mẽ với mong muốn rằng các bạn Việt Nam sẽ sớm giành lại được độc lập, hòa bình và thống nhất đất nước.

Các thế hệ nhà báo của báo Nhân đạo có mặt tại nhiều mặt trận đấu tranh của Việt Nam, không ngại khó khăn và hiểm nguy. Tình đoàn kết và gắn bó như vậy tiếp tục được phát huy, vì vậy kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4 là dịp để chúng tôi tôn vinh những thành quả của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến cũng như trong công cuộc phát triển đất nước.

Báo Nhân đạo là ngọn cờ đầu trên mặt trận thông tin ủng hộ cuộc đấu tranh giành lại độc lập, hòa bình và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trong cả hai cuộc kháng chiến chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có bài viết tố cáo tội ác của chế độ thực dân Pháp trên báo Nhân đạo vào năm 1922. Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp cũng đăng tải lời kêu gọi phản đối việc hành quyết các nhà yêu nước Việt Nam, với sự tham gia ký tên của đông đảo người trong giới trí thức và nghệ sĩ Pháp như Romain Rolland, Henri Barbusse, Aragon…

Trong giai đoạn chiến tranh chống thực dân Pháp, báo Nhân đạo đã cử phóng viên đặc phái bí mật vào vùng chiến sự để đưa tin chân thực về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Sau Hiệp định Geneve và trong suốt thời kỳ Mỹ can thiệp, nhiều nhà báo của báo Nhân đạo đã từng tác nghiệp tại Việt Nam, trong đó có Madeleine Riffaud, Jean-Émile Vidal, Théo Ronco… Nhà báo Charles Fourniau có mặt trong vùng chiến sự, hiểu rõ sự tình, đặc biệt đã từng dự báo chính xác về sự thất bại của quân đội Mỹ. Nhà báo Alain Wasmes có mặt tại Sài Gòn khi quân giải phóng tiến vào tiếp quản.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc