Trong cuộc khai quật tại Saqqara, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy lăng mộ 4.500 tuổi của hoàng tử Ai Cập. Vị hoàng tử này tên là Waser-If-Re. Ông là con trai của Vua Userkaf – pharaoh đầu tiên của Vương triều thứ năm thuộc Vương quốc Cổ. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Pharaoh Userkaf được cho là trị vì Ai Cập trong khoảng thời gian từ năm 2494 trước Công nguyên đến năm 2487 trước Công nguyên. Điều này có nghĩa là ngôi mộ của Hoàng tử Waser-If-Re – người không kế vị vua cha cai trị Ai Cập có niên đại gần 4.500 năm tuổi. Theo đó, đây trở thành một trong những lăng mộ cổ nhất được tìm thấy ở Ai Cập trong những năm gần đây. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Lăng mộ của Hoàng tử Waserif-Re được tìm thấy cùng với một số hiện vật quý giá trải dài từ Cổ Vương quốc từ (năm 2700 trước Công nguyên đến năm 2200 trước Công nguyên) đến Thời kỳ Hậu nguyên (từ năm 664 trước Công nguyên đến năm 332 trước Công nguyên). Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Trong một tuyên bố với giới truyền thông, Bộ trưởng Du lịch và Cổ vật Ai Cập, Sherif Fathy, đã ca ngợi khám phá hiếm có và thú vị này. Ông nhận định việc tìm thấy lăng mộ của Hoàng tử Waser-If-Re là “một cột mốc trong việc khám phá ra những tầng mới của lịch sử phong phú và cổ xưa của Ai Cập”. Ảnh: Charles J. Sharpe/CC BY-SA 3.0.Một trong những yếu tố đáng chú ý nhất của khám phá này được tìm thấy ngay tại lối vào lăng mộ của Hoàng tử Waser-If-Re. Đó là một cánh cửa giả khổng lồ làm bằng đá granit hồng. Đây là cánh cửa lớn nhất từng được phát hiện ở Ai Cập cả về kích thước và vật liệu thuộc loại này. Ảnh: The Egyptian archaeological mission.Cánh cửa cao 4,5m, rộng 1,15m, được khắc chữ tượng hình ghi chi tiết các tước hiệu của hoàng tử bao gồm “Hoàng tử nối nghiệp”, “Thống đốc Buto và Nekheb”, “Thư ký hoàng gia”, “Tể tướng”, “Thẩm phán” và “Thầy tế”. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.Những điều này cho thấy Hoàng tử Waser-If-Re là một nhân vật quan trọng mặc dù không lên ngôi. Ảnh: egypttoday.Ngoài lăng mộ của Hoàng tử Waser-If-Re, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một bộ sưu tập tượng phong phú mô tả pharaoh Djoser huyền thoại cùng với vợ và 10 người con gái của ông. Ảnh: egypttoday.Phân tích ban đầu cho thấy những bức tượng này ban đầu được đặt trong một căn phòng gần Kim tự tháp bậc thang Djoser trước khi được chuyển đến lăng mộ của Hoàng tử Waser-If-Re trong Thời kỳ Hậu nguyên. Lý do cho việc này hiện vẫn chưa được làm rõ. Ảnh: egypttoday.Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho báu “vượt thời gian” 3.300 năm ở Ai Cập.

Trong cuộc khai quật tại Saqqara, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy lăng mộ 4.500 tuổi của hoàng tử Ai Cập. Vị hoàng tử này tên là Waser-If-Re. Ông là con trai của Vua Userkaf – pharaoh đầu tiên của Vương triều thứ năm thuộc Vương quốc Cổ. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.

Pharaoh Userkaf được cho là trị vì Ai Cập trong khoảng thời gian từ năm 2494 trước Công nguyên đến năm 2487 trước Công nguyên. Điều này có nghĩa là ngôi mộ của Hoàng tử Waser-If-Re – người không kế vị vua cha cai trị Ai Cập có niên đại gần 4.500 năm tuổi. Theo đó, đây trở thành một trong những lăng mộ cổ nhất được tìm thấy ở Ai Cập trong những năm gần đây. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.

Lăng mộ của Hoàng tử Waserif-Re được tìm thấy cùng với một số hiện vật quý giá trải dài từ Cổ Vương quốc từ (năm 2700 trước Công nguyên đến năm 2200 trước Công nguyên) đến Thời kỳ Hậu nguyên (từ năm 664 trước Công nguyên đến năm 332 trước Công nguyên). Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.

Trong một tuyên bố với giới truyền thông, Bộ trưởng Du lịch và Cổ vật Ai Cập, Sherif Fathy, đã ca ngợi khám phá hiếm có và thú vị này. Ông nhận định việc tìm thấy lăng mộ của Hoàng tử Waser-If-Re là “một cột mốc trong việc khám phá ra những tầng mới của lịch sử phong phú và cổ xưa của Ai Cập”. Ảnh: Charles J. Sharpe/CC BY-SA 3.0.

Một trong những yếu tố đáng chú ý nhất của khám phá này được tìm thấy ngay tại lối vào lăng mộ của Hoàng tử Waser-If-Re. Đó là một cánh cửa giả khổng lồ làm bằng đá granit hồng. Đây là cánh cửa lớn nhất từng được phát hiện ở Ai Cập cả về kích thước và vật liệu thuộc loại này. Ảnh: The Egyptian archaeological mission.

Cánh cửa cao 4,5m, rộng 1,15m, được khắc chữ tượng hình ghi chi tiết các tước hiệu của hoàng tử bao gồm “Hoàng tử nối nghiệp”, “Thống đốc Buto và Nekheb”, “Thư ký hoàng gia”, “Tể tướng”, “Thẩm phán” và “Thầy tế”. Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.

Những điều này cho thấy Hoàng tử Waser-If-Re là một nhân vật quan trọng mặc dù không lên ngôi. Ảnh: egypttoday.

Ngoài lăng mộ của Hoàng tử Waser-If-Re, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một bộ sưu tập tượng phong phú mô tả pharaoh Djoser huyền thoại cùng với vợ và 10 người con gái của ông. Ảnh: egypttoday.

Phân tích ban đầu cho thấy những bức tượng này ban đầu được đặt trong một căn phòng gần Kim tự tháp bậc thang Djoser trước khi được chuyển đến lăng mộ của Hoàng tử Waser-If-Re trong Thời kỳ Hậu nguyên. Lý do cho việc này hiện vẫn chưa được làm rõ. Ảnh: egypttoday.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho báu “vượt thời gian” 3.300 năm ở Ai Cập.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.