Trong một nghiên cứu vừa công bố tên tạp chí khoa học Cell Reports, dữ liệu từ 3.222 thanh thiếu niên từ 9-14 tuổi đã được các nhà khoa học từ Trung Quốc và Anh phân tích, chia thành ba nhóm dựa trên thói quen ngủ.
Nhóm ngủ tệ nhất (trung bình 7 giờ 10 phút mỗi đêm), nhóm ngủ tốt nhất (7 giờ 25 phút) và nhóm trung bình (7 giờ 21 phút).

Thời lượng ngủ có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động não bộ của thiếu niên – Ảnh minh họa: ĐẠI HỌC STANFORD
Kết quả cho thấy nhóm ngủ đêm dài nhất đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong các bài kiểm tra nhận thức về đọc, giải quyết vấn đề và khả năng tập trung so với nhóm ngủ tệ nhất.
“Ngay cả khi sự khác biệt về thời gian ngủ giữa nhóm ngủ tốt nhất và tệ nhất chỉ 15 phút, chúng tôi vẫn nhận thấy khác biệt trong cấu trúc và hoạt động của não bộ, cũng như hiệu suất trong các nhiệm vụ” – đồng tác giả Barbara Sahakian từ Đại học Cambridge (Anh) cho biết.
Theo bà, điều này càng khẳng định tầm quan trọng của một giấc ngủ ngon trong giai đoạn quan trọng này của cuộc đời.
Theo Science Alert, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm thanh thiếu niên ngủ dài nhất có dung tích não lớn nhất, nhịp tim thấp nhất và mức độ kết nối não bộ cao nhất so với các nhóm khác.
Đáng lo ngại là có tới 39% thiếu niên tham gia nghiên cứu thuộc nhóm có chất lượng giấc ngủ kém nhất, trong khi nhóm ngủ tốt nhất chỉ chiếm 37%.
Kết quả này củng cố thêm bằng chứng cho thấy não bộ đang phát triển của thanh thiếu niên cần được bảo vệ bởi giấc ngủ, và mỗi phút ngủ đều có giá trị.
Đồng tác giả Qing Ma từ Đại học Fudan (Trung Quốc) cho biết có nhiều nghiên cứu khác ủng hộ lập luận này.
Vì vậy, đây là một lời nhắc nhở cho thanh thiếu niên và phụ huynh về việc bố trí thời gian biểu cho trẻ, bao gồm lịch học tập hợp lý, giảm thời lượng cho các thiết bị di động.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.