"Bứt Phá Thu Nhập: Nông Dân ‘Hốt Bạc’ Nhờ Canh Tác Rau Quả An Toàn Chuẩn VietGAP!" 🌿💰 #Tăng_giá_trị_canh_tác

(Hoặc)

"Lợi Nhuận ‘Khủng’ Từ Rau Sạch: Mô Hình 500 Triệu Đồng/Ha Khiến Nông Dân Khắp Vùng Phấn Khởi!" 🌱📈 #Tăng_giá_trị_canh_tác

(Hoặc ngắn gọn, hấp dẫn hơn)

"Từ Bãi Đất Hoang Thành ‘Mỏ Vàng’: Câu Chuyện Đổi Đời Nhờ Rau An Toàn!" 🚜💡 #Tăng_giá_trị_canh_tác

Lý do chọn tiêu đề:

  • Tính cụ thể: Nhấn mạnh con số "500 triệu đồng/ha" hoặc "VietGAP" để tạo độ tin cậy.
  • Cảm xúc: Dùng từ "hốt bạc", "khủng", "đổi đời" kích thích sự tò mò.
  • Hashtag đi kèm: Tận dụng #Tăng_giá_trị_canh_tác để gia tăng tiếp cận.

Phù hợp với nội dung bài viết về hiệu quả kinh tế từ mô hình rau an toàn tại Bắc Ninh, Hưng Yên.

Tuy nhiên, canh tác rau quả an toàn vẫn gặp những khó khăn do nhiều nơi sản xuất còn manh mún, cơ sở hạ tầng vùng trồng thiếu và chưa đồng bộ, việc liên kết sản xuất tại một số nơi chưa chặt chẽ…

Gia tăng giá trị sản xuất

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, hiện có hơn 3.000ha sản xuất rau an toàn, chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích rau toàn tỉnh. Những năm qua, nhờ ứng dụng khoa học vào sản xuất rau an toàn, năng suất bình quân đạt hơn 20 tấn/ha với sản lượng khoảng 60.000 tấn.

Từ năm 2018, anh Trần Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Rau an toàn Đại An, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài cùng một số người đã thuê đất để trồng rau màu. Đến nay, hợp tác xã có hơn 10ha rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó 5ha hành, tỏi được cấp mã số vùng trồng.

Anh Bình cho biết: “Ngay từ khi bắt đầu, hợp tác xã đã định hình hướng đi là phát huy thế mạnh của vùng đất bãi để trồng các cây rau màu xen canh theo mô hình sạch, tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ áp dụng quy trình nghiêm ngặt từ khâu chọn giống, chăm sóc và thu hoạch, chú trọng bảo đảm an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc cho nên các sản phẩm được doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua ngay từ đầu vụ. Sau hơn sáu năm, đến nay các sản phẩm của hợp tác xã từng bước được người tiêu dùng đón nhận…”.

Tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên), các thành viên đang trồng 30ha rau theo hướng VietGAP với sản lượng hàng nghìn tấn mỗi năm.

Theo Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp xã Yên Phú Nguyễn Hữu Hưng, do sản xuất theo hướng an toàn giúp tiết kiệm chi phí từ 10 đến 15% so với canh tác truyền thống nên lợi nhuận cũng cao hơn giá thị trường từ 10 đến 15%. Mặt khác, phần lớn sản phẩm được ký hợp đồng tiêu thụ, đã giúp bảo đảm đầu ra và giá trị canh tác cũng tăng theo; bình quân đạt từ 400 đến 500 triệu đồng/ha.

Tại nhiều địa phương, nông dân chú trọng sản xuất rau quả an toàn theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gắn với truy xuất nguồn gốc, có liên kết tiêu thụ bảo đảm đầu ra ổn định. Mô hình này không chỉ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, mà còn góp phần thay đổi tập quán canh tác, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương Lương Thị Kiểm, hiện nay, cơ bản diện tích rau trên địa bàn được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, trong đó có 1.000ha đã được cấp chứng nhận VietGAP.

Những vùng rau VietGAP được người dân đầu tư bài bản từ giống, vật tư đầu vào, quy trình sản xuất và được canh tác tập trung. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và nông dân luôn chú trọng liên kết tiêu thụ, mang lại hiệu quả tích cực, giá trị tăng từ 15 đến 20% so với sản xuất truyền thống.

Liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

Sản xuất rau quả an toàn đã và đang giúp nông dân ở nhiều địa phương thay đổi tập quán canh tác, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn.

Nhận thức của một bộ phận người sản xuất chưa đầy đủ, có lúc, có nơi vẫn còn hiện tượng chưa tuân thủ quy trình sản xuất an toàn theo hướng dẫn. Vẫn còn một số diện tích sản xuất rau an toàn nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở hạ tầng cho vùng trồng rau còn thiếu và chưa đồng bộ; liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả.

Bên cạnh đó, một số hợp tác xã chưa phát huy vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và người sản xuất; chi phí cho sản xuất rau an toàn còn cao và kinh doanh gặp nhiều rủi ro. Nhiều người tiêu dùng chưa phân biệt giữa rau an toàn và rau được sản xuất đại trà cho nên khó tiêu thụ và giá bấp bênh; việc sơ chế, chế biến, quảng bá, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc còn hạn chế,…

Đồng chí Lương Thị Kiểm cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực như cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ, hành, tỏi,… giúp khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, đồng thời tạo ra vùng nguyên liệu đủ lớn bảo đảm thực hiện chuỗi liên kết.

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đối với người sản xuất và tiêu dùng. Các đơn vị chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất rau an toàn cho người dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cần xây dựng, quảng bá thương hiệu rau an toàn, từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030. Theo đó, định hướng đến năm 2030, sẽ tăng diện tích rau an toàn tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc cả nước lên khoảng 360 đến 400.000ha, trong đó diện tích rau phục vụ chế biến khoảng 50 đến 60.000ha.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc