Mỏ Đất Hiếm Duy Nhất Của Mỹ Lộ Rõ Điểm Yếu Chiến Lược: Trung Quốc Nắm Thế Thượng Phong

Mỏ Đất Hiếm Duy Nhất Của Mỹ Lộ Rõ Điểm Yếu Chiến Lược: Trung Quốc Nắm Thế Thượng Phong
*#ĐấtHiếm #ChiếnTranhThươngMại #MỹTrung #AnNinhKinhTế #CôngNghệ*

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Mỹ đang đối mặt với thách thức lớn khi chỉ sở hữu duy nhất một mỏ đất hiếm đang hoạt động – Mountain Pass (California), do MP Materials điều hành. Việc Trung Quốc siết chặt xuất khẩu nhóm khoáng sản chiến lược này đã khiến các doanh nghiệp Mỹ đổ dồn về đây, bộc lộ sự phụ thuộc nguy hiểm vào Bắc Kinh.

### Mỹ “Khát” Đất Hiếm: Hệ Lụy Từ Lệnh Cấm Vận Của Trung Quốc
Sau khi Trung Quốc áp thuế đối ứng với Mỹ, Bắc Kinh đồng thời hạn chế xuất khẩu đất hiếm – nguyên liệu then chốt cho công nghệ cao. MP Materials ngay lập tức chứng kiến làn sóng hỏi mua từ các tập đoàn Mỹ. *”Các cuộc gọi đến tăng đột biến vì doanh nghiệp lo sợ đứt gãy chuỗi cung ứng”* – ông Matt Sloustcher, phát ngôn viên công ty, cho biết.

![Mỏ Mountain Pass nhìn từ trên cao. Ảnh: AP](#)

### Đất Hiếm – “Vũ Khí” Trung Quốc Khiến Mỹ Đau Đầu
Dù không hiếm trong tự nhiên, đất hiếm đòi hỏi quy trình khai thác và tinh chế phức tạp, gây ô nhiễm. Trung Quốc thống trị thị trường với:
– 90% nguồn cung toàn cầu.
– Sản lượng 270.000 tấn/năm (gấp 6 lần Mỹ).
– Độc quyền tinh chế đất hiếm nặng như terbium, dysprosium – *”linh hồn”* của nam châm chịu nhiệt trong động cơ điện, vũ khí tối tân.

Dù Mountain Pass khai thác được neodymium và praseodymium (dùng cho xe điện, tua-bin gió), Mỹ vẫn phải gửi nguyên liệu thô sang Trung Quốc để xử lý. *”Không có Trung Quốc, Mỹ không thể tự chủ đất hiếm”* – các chuyên gia nhận định.

### Nỗ Lực “Tự Cung” Của Mỹ: Bài Toán Khó
Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh đẩy nhanh cấp phép khai thác và cảnh báo rủi ro an ninh. Một số công ty như NioCorp (Nebraska) hay U.S. Critical Minerals (Montana) đang gấp rút xin giấy phép mở mỏ mới. MP Materials cũng đầu tư 1 tỷ USD từ 2020, nhưng vẫn chưa thể tinh chế đất hiếm nặng.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng:
– Mất ít nhất 5–10 năm để Mỹ xây dựng chuỗi cung ứng độc lập.
– Giá đất hiếm sẽ tăng mạnh, đe dọa ngành pin, quốc phòng, điện tử.

### Bài Học Chiến Lược: Ai Kiểm Soát Đất Hiếm, Kiểm Soát Tương Lai
Cuộc đối đầu Mỹ – Trung một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của đất hiếm trong cuộc đua công nghệ và quân sự. Trong khi Mỹ loay hoay tìm giải pháp ngắn hạn, Trung Quốc đang nắm giữ ưu thế áp đảo, biến đất hiếm thành đòn bẩy địa chính trị.

*#ĐịaChínhTrị #CôngNghệXanh #KinhTếToànCầu #MPMaterials #DonaldTrump*

*(Theo AP, Bloomberg)*

Mỹ hiện chỉ có duy nhất mỏ đất hiếm đang hoạt động là Mountain Pass ở sa mạc Mojave thuộc bang California, do công ty MP Materials vận hành.

Sau khi Trung Quốc áp đặt hạn chế xuất khẩu một số loại đất hiếm , mỏ Mountain Pass nhận được nhiều yêu cầu từ các công ty Mỹ do lo ngại về nguồn cung. Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả mức thuế đối ứng mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố hồi đầu tháng.

“Dựa vào số lượng cuộc gọi mà chúng tôi nhận được, có thể thấy tác động xảy ra gần như ngay lập tức, vì các công ty Mỹ lo sợ sẽ không có đủ nguồn cung trong thời gian tới” – AP dẫn lời ông Matt Sloustcher, người phát ngôn của MP Materials.

Cảnh quay từ trên cao mỏ đất hiếm Mountain Pass ở sa mạc Mojave thuộc bang Californiac – Mỹ. Ảnh: AP

Cuộc thương chiến giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về đất hiếm nếu Trung Quốc duy trì kiểm soát xuất khẩu trong thời gian dài hoặc mở rộng chúng để tìm kiếm lợi thế trong bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào.

Các nguyên tố đất hiếm là thành phần quan trọng trong xe điện, nam châm mạnh, máy bay chiến đấu tiên tiến, tàu ngầm, điện thoại thông minh, màn hình tivi và nhiều sản phẩm khác.

Dù đất hiếm không hiếm trong tự nhiên nhưng việc khai thác và tinh chế rất khó khăn, tốn kém và ảnh hưởng đến môi trường. Trung Quốc hiện kiểm soát phần lớn việc tinh chế, đặc biệt là các loại đất hiếm nặng như terbium và dysprosium.

Trung Quốc có các mỏ lớn nhất, sản xuất 270.000 tấn khoáng sản vào năm ngoái, so với 45.000 tấn được khai thác tại Mỹ. Bắc Kinh cung cấp gần 90% lượng đất hiếm của thế giới.

Mỏ California sản xuất neodymium và praseodymium, các loại đất hiếm nhẹ là thành phần chính của nam châm đất hiếm vĩnh cửu trong xe điện và tua bin gió. Nhưng lượng nhỏ một số loại đất hiếm nặng mà Trung Quốc đã hạn chế, như terbi và dysprosi, mới là chìa khóa giúp nam châm chịu được nhiệt độ cao.

Thực tế, mỏ California không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu đất hiếm của Mỹ và khi khai thác được họ cũng phải gửi sang Trung Quốc để tinh chế. Đó là lý do tại sao Tổng thống Donald Trump đang cố gắng đẩy mạnh tự sản xuất trong nước.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình phê duyệt khai thác và xem xét các rủi ro an ninh quốc gia do phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc.

Mỹ đang nỗ lực mở rộng sản xuất trong nước với việc các công ty như NioCorp ở bang Nebraska và U.S. Critical Minerals ở bang Montana đang huy động vốn, xin giấy phép để phát triển mỏ mới.

MP Materials đang nỗ lực mở rộng nhanh chóng năng lực xử lý của mình, một phần nhờ vào khoản tiền khoảng 45 triệu USD mà công ty nhận được từ chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu. Nhưng sau khi đầu tư gần 1 tỉ USD kể từ năm 2020, công ty hiện vẫn không có khả năng xử lý loại đất hiếm nặng mà Trung Quốc đang hạn chế. MP Materials cho biết họ đang nỗ lực để thay đổi điều đó.

Các nhà phân tích nhận định việc mở thêm mỏ mới hay tăng sản lượng trong nước của Mỹ không phải chuyện một sớm một chiều mà sẽ mất nhiều năm để thực hiện.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia dự báo giá đất hiếm sẽ tăng và có thể xảy ra thiếu hụt, đặc biệt ảnh hưởng đến các nhà sản xuất pin.

Hải Hưng


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc