Bảo Tồn “Kho Báu Xanh” Thần Sa – Phượng Hoàng: Nỗ Lực Giữ Gìn Đa Dạng Sinh Học
#BảoTồnĐaDạngSinhHọc #ThầnSaPhượngHoàng #RừngĐặcDụng #TháiNguyên #BảoVệMôiTrường
Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng (Thái Nguyên) không chỉ là “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc mà còn là nơi lưu giữ hệ sinh thái độc đáo với hàng nghìn loài động thực vật quý hiếm, cùng di chỉ khảo cổ có niên đại 41.000 năm. Với sự chung tay của chính quyền và người dân, nơi đây đang trở thành hình mẫu trong công tác bảo tồn.
### “Kho báu” đa dạng sinh học
Trải rộng 18.704,89 ha thuộc 7 xã huyện Võ Nhai, khu dự trữ sở hữu:
– 1.234 loài thực vật, trong đó 87 loài nguy cấp, 8 loài trong Sách đỏ Thế giới.
– 348 loài động vật, bao gồm 60 loài quý hiếm như voọc mũi hếch, gấu ngựa.
– Hệ thống hang động nguyên sinh và di chỉ khảo cổ Mái đá Ngườm – dấu tích người Việt cổ.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng tỉnh Thái Nguyên, cho biết: *”Chúng tôi đang triển khai dự án bảo tồn các loài nghiến, đinh và linh trưởng, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học để giám sát hiệu quả”*.
### Giải pháp bảo vệ “rừng vàng”
Để ngăn chặn xâm hại tài nguyên, Ban Quản lý bố trí 2 trạm bảo vệ với lực lượng tuần tra 24/7, phối hợp cùng kiểm lâm 3 tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kạn – Lạng Sơn. Nhờ đó, số vụ vi phạm giảm rõ rệt.
Đặc biệt, cộng đồng vùng đệm được hỗ trợ 800 triệu đồng năm 2024 để xây dựng công trình công cộng (nước sạch, điện mặt trời), qua đó gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ rừng.
### Bài học từ sự đồng lòng
Thành công lớn nhất là thay đổi nhận thức người dân. Bà Lê Thị Hoa (xã Thần Sa) chia sẻ: *”Nhờ tập huấn, chúng tôi hiểu rừng là tài sản chung. Giờ đây, ai cũng tự giác báo cáo khi thấy dấu hiệu phá rừng”*.
Với chiến lược “bảo tồn gắn với phát triển bền vững”, Thần Sa – Phượng Hoàng đang chứng minh: Bảo vệ thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm, mà còn là cơ hội để phát triển kinh tế – văn hóa địa phương.
#PhátTriểnBềnVững #VănHóaBảnĐịa #DiSảnThiênNhiên #TTXVN
Trần Trang
p>
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai). Ảnh tư liệu: Hoàng Nguyên/TTXVN
Hiện Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng có diện tích 18.704,89 ha, nằm trên dãy núi đá vôi thuộc phía Bắc của 7 xã và 1 thị trấn của huyện Võ Nhai gồm: Thần Sa, Sảng Mộc, Thượng Nung, Nghinh Tường, Vũ Chấn, Phú Thượng, Cúc Đường và thị trấn Đình Cả.
Theo Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên, về đa dạng sinh học, Khu dự trữ thiên nhiên có 6 kiểu thảm thực vật, 1.234 loài thực vật thuộc 660 chi, 171 họ, 5 ngành và 2 lớp thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 87 loài thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm; 37 loài có trong sách đỏ Việt Nam; 8 loài có trong sách đỏ Thế giới (IUCN Redlist 2019) và 55 loài nằm trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Về động vật có 348 loài, gồm 83 loại thú, 175 loài chim, 61 loài bò sát, 29 loài lưỡng cư, thuộc 89 họ, 25 bộ, trong đó, có 60 loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo tồn. Đặc biệt, Khu dự trữ thiên nhiên còn có hệ thống hang động, di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ học Mái đá Ngườm có niên đại khoảng 41.000 năm, là cái nôi của người Việt cổ.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh cho biết, trong các năm 2023, 2024, Ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ: Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài nghiến, loài đinh quý, hiếm và nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng”; “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài động vật thuộc bộ Linh trưởng (Primates) trong Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng”. Qua đó xác định được các mối đe dọa đối với quần thể loài và sinh cảnh sống, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển, chương trình giám sát đa dạng sinh học.
Hiện nay, để bảo vệ Khu dự trữ thiên nhiên quý giá này, Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ Thái Nguyên bố trí 2 trạm bảo vệ rừng, mỗi trạm 7- 10 cán bộ với nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ sự đa dạng sinh học và các giá trị tài nguyên rừng, phục hồi, tôn tạo phát triển cả diện tích và chất lượng rừng; bảo vệ quần thể cũng như động, thực vật quý, hiếm, các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, tăng số lượng, chất lượng cá thể và quần thể các loài đang bị đe dọa. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý cho xây dựng các dự án đầu tư, huy động nguồn lực xã hội quản lý, bảo vệ và phát triển khu rừng; bảo tồn giá trị truyền thống, tạo sự hài hòa giữa cảnh quan và các hoạt động kinh tế của cộng đồng dân tộc trong vùng…Qua đó nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường, thu hút người dân tham gia bảo vệ rừng và sử dụng rừng bền vững.
Các trạm, chốt bảo vệ rừng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng các huyện, xã vùng giáp ranh, lực lượng Kiểm lâm huyện, Kiểm lâm vùng giáp ranh 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn tuần tra bảo vệ rừng, đôn đốc thôn, xóm, phối hợp bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ tại tiểu khu, lô, khoảnh, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm xâm hại đến tài rừng, đất rừng đang được giao quản lý.
Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cũng cho biết, nhiều năm trở lại đây, Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng được bảo vệ ngày càng tốt hơn, ngày càng ít vụ việc xâm phạm đến tài nguyên rừng. Bà con sống trong vùng đệm của Khu dự trữ đã và đang tích cực chung tay cùng Ban Quản lý để bảo vệ tài nguyên rừng.
Có được kết quả đó là nhờ những năm qua, công tác tuyên truyền, phối hợp với người dân cũng như tạo sinh kế từ các chương trình, dự án liên quan tới công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học được thực hiện hiệu quả.
Riêng năm 2024, đơn vị đã hỗ trợ 800 triệu đồng cho 20 thôn, xóm để xây dựng các công trình công cộng như nước sạch, điện chiếu sáng, nhà vệ sinh công cộng, đèn năng lượng mặt trời; các chương trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa, cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học; các dự án đầu tư phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo vệ, bảo tồn.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.