Khám Phá “Thành Phố Dưới Lòng Đất” Huyền Thoại Củ Chi: Địa Đạo Kỳ Vĩ Và Những Anh Hùng! #ThànhPhốDướiLòngĐất #ĐịaĐạoCủChi #LịchSửViệtNam #AnhHùngDânTộc

Khám Phá “Thành Phố Dưới Lòng Đất” Huyền Thoại Củ Chi: Địa Đạo Kỳ Vĩ Và Những Anh Hùng! #ThànhPhốDướiLòngĐất #ĐịaĐạoCủChi #LịchSửViệtNam #AnhHùngDânTộc

“Thành phố dưới lòng đất” lớn nhất Việt Nam nằm ở đâu?

Câu trả lời chính là hệ thống địa đạo Củ Chi, một kỳ tích về lòng dũng cảm và trí tuệ của dân tộc Việt Nam, nằm ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Cách trung tâm thành phố khoảng 70km về phía Tây Bắc, địa đạo Củ Chi trải dài đến 250km, một mê cung dưới lòng đất được xây dựng bằng những công cụ thô sơ, chứng minh sức mạnh phi thường của ý chí người dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. So sánh với các địa đạo khác như địa đạo Kỳ Anh (Quảng Nam, 32km) hay địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị, hơn 1.060m), quy mô của địa đạo Củ Chi thực sự là “thành phố dưới lòng đất” đồ sộ nhất Việt Nam.

Hệ thống địa đạo Củ Chi: Kiệt tác 3 tầng hầm kiên cố

Không chỉ dài, hệ thống địa đạo Củ Chi còn được xây dựng với độ sâu ấn tượng từ 3 đến 8 mét, với chiều cao chỉ đủ cho một người di chuyển khom lưng. Kiến trúc độc đáo gồm 3 tầng hầm chính:

* Tầng 1 (3m): Chịu được sức nặng của xe tăng và đạn pháo.
* Tầng 2 (5m): Có khả năng chống bom cỡ nhỏ.
* Tầng 3 (8-10m): Đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Các tầng hầm được kết nối với nhau bằng hệ thống cửa hầm bí mật, tạo nên một mạng lưới phòng thủ vững chắc, bất khả xâm phạm.

“Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”, “Đất thép thành đồng”: Biệt danh hào hùng của Củ Chi

Sự kiên cường của người dân Củ Chi trong những đường hầm này đã khiến quân đội Mỹ phải thốt lên những lời thán phục: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”. Tinh thần quả cảm, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu đã được đền đáp xứng đáng khi Củ Chi vinh dự được phong tặng danh hiệu cao quý “Đất thép thành đồng” và nhận Huân chương Thành đồng hạng Ba.

Lịch sử hào hùng của địa đạo Củ Chi:

Công trình vĩ đại này được bắt đầu xây dựng từ năm 1948 tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An, ban đầu chỉ là những đoạn ngắn, đơn giản để cất giấu vũ khí, tài liệu. Từ năm 1961 đến 1965, trong cuộc chiến tranh du kích, hệ thống địa đạo được mở rộng và hoàn thiện, trở thành một phần không thể thiếu trong chiến thắng lịch sử của dân tộc.

Củ Chi – Huyện Anh hùng với 19 xã Anh hùng

Tính đến nay, Củ Chi tự hào với 19 xã Anh hùng, 39 Anh hùng LLVT nhân dân, 1277 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và hàng ngàn cá nhân được phong tặng danh hiệu dũng sĩ. Huyện được trao tặng hai Huân chương Thành đồng Tổ quốc cùng hàng trăm Huân chương Quân công, Chiến công khác.

Địa đạo Củ Chi trên màn ảnh rộng: Hình ảnh anh hùng Tô Văn Đực

Bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã tái hiện chân thực cuộc sống và chiến đấu của các du kích Củ Chi. Nhân vật Tư Đạp trong phim được lấy cảm hứng từ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực, người được mệnh danh là “cỗ máy phá tăng” với những phát minh giúp phá hủy hàng nghìn xe tăng địch. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 17/9/1967.

Địa đạo Củ Chi không chỉ là một công trình kiến trúc quân sự độc đáo, mà còn là minh chứng sống động về tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Đây là một điểm đến lịch sử quan trọng, xứng đáng được mọi người đến thăm quan và tìm hiểu.

1. “Thành phố dưới lòng đất” lớn nhất Việt Nam nằm ở đâu?

Huyện Đông Anh, Hà Nội

0%

Huyện Củ Chi, TPHCM

0%

Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

0%

TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

0%

Chính xác

Theo Cổng thông tin TPHCM, địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm TPHCM 70km về phía tây bắc. Địa đạo dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ.

Đây được coi là “thành phố dưới lòng đất” lớn nhất tại Việt Nam.

Một số địa phương khác ở nước ta cũng có địa đạo, nhưng ngắn và đơn giản hơn, như địa đạo Kỳ Anh (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) dài 32km; địa đạo Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) dài hơn 1.060m…

2. Hệ thống địa đạo Củ Chi được cấu trúc bao nhiêu tầng hầm chính?

2 tầng

0%

3 tầng

0%

4 tầng

0%

Chính xác

Đường hầm của địa đạo Củ Chi được đào sâu dưới lòng đất từ 3 đến 8m, với chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom.

Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” tỏa ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m, đảm bảo an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật.

3. Vùng đất này còn được gọi là…

Làng ngầm

0%

Mật khu nguy hiểm

0%

Đất thép thành đồng

0%

Tất cả các đáp án trên

0%

Chính xác

Dựa vào hệ thống đường ngầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và nhân dân Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân đội Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”…

Không những thế, với tinh thần quả cảm, mưu trí, sáng tạo trong đánh giặc Mỹ, quân và dân Củ Chi đã vinh dự được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu cao quý “Đất thép thành đồng” và tặng thưởng Huân chương Thành đồng hạng Ba tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng toàn miền Nam lần thứ hai vào ngày 17/9/1967.

4. Địa đạo ở đây có từ bao giờ?

1948

0%

1966

0%

1970

0%

1975

0%

Chính xác

Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 ở hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Về sau lan rộng ra nhiều xã.

Từ năm 1961 đến năm 1965 cuộc chiến tranh du kích của dân nhân ở Củ Chi đã phát triển mạnh, gây cho địch những tổn thất lớn, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Sáu xã phía bắc huyện Củ Chi đã hoàn chỉnh đường địa đạo “xương sống”. Sau đó, các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, thành hệ thống địa đạo liên hoàn.

5. Huyện này có bao nhiêu xã anh hùng?

2

0%

5

0%

10

0%

19

0%

Chính xác

Tính đến nay, toàn huyện Củ Chi được tuyên dương: 19 xã Anh hùng, 39 Anh hùng LLVT nhân dân, 1277 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 1800 người được phong dũng sĩ. Huyện được tặng thưởng hai Huân chương Thành đồng Tổ quốc và trên 500 Huân chương Quân công, Chiến công các hạng cho các tập thể và cá nhân.

6. Trong bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” gần đây, một nhân vật được lấy cảm hứng từ nguyên mẫu là một anh hùng tại huyện này?

Đúng

0%

Sai

0%

Chính xác

Dự án phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tái hiện bối cảnh năm 1967 chân thực, sinh động về những du kích dưới lòng địa đạo Củ Chi. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực (xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi) là nguyên mẫu nhân vật Tư Đạp trong phim này.

Ông đã bám trụ với địa đạo Củ Chi nhiều năm tuổi trẻ và được gọi là “cỗ máy phá tăng” vì đã chế tạo ra mìn gạt để phá hủy 5.000 xe tăng trong thời chiến.

Ngày 17/9/1967, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau giải phóng, anh hùng Tô Văn Đực tiếp tục phục vụ trong quân đội, có nhiều phát minh mới cho lĩnh vực kỹ thuật quân sự.

Hoàng Linh


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc