00 Thủ Tướng Phạm Minh Chính Kêu Gọi Đột Phá Mạnh Mẽ: Kinh Tế Tư Nhân Phải Trở Thành "Trụ Cột" Phát Triển Đến Năm 2045 - Rao vặt giá tốt

Thủ Tướng Phạm Minh Chính Kêu Gọi Đột Phá Mạnh Mẽ: Kinh Tế Tư Nhân Phải Trở Thành “Trụ Cột” Phát Triển Đến Năm 2045

Thủ Tướng Phạm Minh Chính Kêu Gọi Đột Phá Mạnh Mẽ: Kinh Tế Tư Nhân Phải Trở Thành “Trụ Cột” Phát Triển Đến Năm 2045

#KinhTếTưNhân #ĐộtPháKinhTế #ThủTướngPhạmMinhChính #DoanhNghiệpTưNhân #PhátTriểnBềnVững

Chiều 2/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân – đã chủ trì phiên họp quan trọng nhằm hoàn thiện dự thảo Đề án trước khi trình Bộ Chính trị. Phiên họp tập trung thảo luận các giải pháp đột phá, định hướng phát triển kinh tế tư nhân đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, với mục tiêu biến khu vực này thành động lực chính cho tăng trưởng GDP.

### Những Điểm Nhấn Quan Trọng
1. Tư Duy Đột Phá: Thủ tướng nhấn mạnh cần “vượt qua giới hạn của chính mình”, loại bỏ rào cản thể chế, tập trung vào các “đòn bẩy” như tự do kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu, và giảm thiểu thủ tục hành chính.
2. Mục Tiêu Dài Hạn: Đề án hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng (2030) và 100 năm Quốc khánh (2045), với đóng góp lớn từ kinh tế tư nhân vào GDP và năng suất lao động.
3. Huy Động Mọi Nguồn Lực: Ưu tiên phát triển nội lực (con người, văn hóa, tài nguyên) kết hợp công nghệ, vốn nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh.
4. Doanh Nghiệp Tư Nhân Tham Gia Dự Án Trọng Điểm: Thủ tướng đề xuất giao doanh nghiệp tư nhân thực hiện các công trình quốc gia, kể cả lĩnh vực quốc phòng – an ninh.

### Giải Pháp Cụ Thể
– Cải Cách Thể Chế Mạnh Mẽ: Rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống mức tối đa (tính bằng giờ/phút), ứng dụng triệt để nền tảng số.
– Chống “Hình Sự Hóa Quan Hệ Kinh Tế”: Bảo vệ doanh nghiệp bằng biện pháp kinh tế, tránh can thiệp hành chính cứng nhắc.
– Hợp Tác Công – Tư Linh Hoạt: Áp dụng mô hình “đầu tư công, quản trị tư” hoặc “đầu tư tư, sử dụng công” để tối ưu hiệu quả.

### Lời Kêu Gọi Từ Thủ Tướng
*”Phải tin tưởng tuyệt đối vào kinh tế tư nhân, khơi dậy khát vọng làm giàu chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp thành công là một viên gạch vững chắc xây dựng đất nước.”*

Dự kiến, Đề án sẽ được trình Bộ Chính trị trong thời gian tới, kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai ngay sau khi phê duyệt.

#ViệtNamPhátTriển #CảiCáchKinhTế #DoanhNhânViệt #TầmNhìn2045

Trường Phong

Chiều 2/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân – chủ trì phiên họp thứ hai của BCĐ, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.

Tại phiên họp, BCĐ cho ý kiến về dự thảo Đề án, dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị, dự thảo tờ trình của Đảng ủy Chính phủ. Các đại biểu thảo luận, tập trung đánh giá thực trạng, tình hình phát triển kinh tế tư nhân, vị trí, vai trò, những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế của khu vực này, phân tích các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, kinh nghiệm quốc tế, một số quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đây là Đề án có nội dung khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều, ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ liên quan toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân mà còn liên quan các cấp, các ngành, các địa phương, sự phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước trong bối cảnh mới, hoàn cảnh mới.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục quán triệt, kế thừa các tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, giải pháp trong các nghị quyết của Đảng, các bài viết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm có liên quan về kinh tế tư nhân.

Thủ tướng giao các cơ quan tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện Đề án để trình cấp có thẩm quyền, với quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp.

Về phạm vi của Đề án, thời gian thực hiện tới năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2045, không gian khu vực kinh tế tư nhân bao gồm cả tất cả các loại hình doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể.

Về tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng đề án, Thủ tướng cho rằng phải có đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển kinh tế tư nhân, với tư duy vượt qua giới hạn của chính mình, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn chính xác những “đòn bẩy, điểm tựa”, có tính khả thi, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân, đóng góp quan trọng vào thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước).

Theo Thủ tướng, cần giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân; huy động mọi nguồn lực của khu vực tư nhân vào phát triển đất nước; khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định (nội lực gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa – lịch sử), kết hợp hiệu quả, hài hòa với nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ, quản trị…) là quan trọng, đột phá, thường xuyên trong phát triển kinh tế tư nhân.

Thủ tướng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP.

Về quan điểm, Thủ tướng nêu rõ phải thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong tổng thể nền kinh tế, khẳng định đây là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Bảo đảm quyền tài sản, quyền sở hữu; bảo đảm quyền tự do kinh doanh rộng nhất, nhiều nhất có thể dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau; quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên, tài sản của đất nước; chuyển trạng thái từ thụ động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kinh tế tư nhân sang trạng thái chủ động, tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân đi đúng hướng, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích nhân dân.

Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, đặt mục tiêu cao hơn về đóng góp của kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng năng suất lao động… Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết phải nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, xã hội và người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, tạo thống nhất cao, nhận thức đúng tầm, khơi dậy niềm tin, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế với tinh thần thể chế phải thông thoáng, cắt bỏ những thủ tục rườm rà; không gây phiền hà, gây ách tắc cho người dân và doanh nghiệp; giảm tối đa thời gian, chi phí tuân thủ; đặc biệt là bảo đảm việc thành lập doanh nghiệp đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng nhất có thể với thời gian quy định cụ thể (ví dụ bao nhiêu ngày, giờ, phút…) và thực hiện hoàn toàn trên môi trường số.

Theo Thủ tướng, phải đa dạng hóa nguồn lực, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng để người dân, doanh nghiệp tiếp cận các công việc, cơ hội kinh doanh thuận lợi, dễ dàng, phù hợp nhất; đẩy mạnh hợp tác công tư theo các mô hình “lãnh đạo công, quản trị tư”, “đầu tư công, quản lý tư”, “đầu tư tư, sử dụng công”…

Để giải phóng nguồn lực trong dân, phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền sở hữu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế…

Theo Thủ tướng, phải tin tưởng vào kinh tế tư nhân, phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng cho kinh tế tư nhân, khuyến khích mọi người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế, mang lại hiệu quả cho xã hội, làm giàu cho chính mình, gia đình và làm giàu cho đất nước.

Thủ tướng cho rằng cần thúc đẩy quản trị thông minh; phát triển hạ tầng để giảm chi phí đầu vào, chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp, tăng năng suất lao động. Huy động, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tư nhân trong tham gia các công trình trọng điểm quốc gia, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực; cần “mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân”; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Thủ tướng lưu ý, cùng với việc xây dựng dự thảo Đề án, Nghị quyết để trình Bộ Chính trị, cần xây dựng chương trình hành động của Chính phủ để ban hành, tổ chức thực hiện ngay sau khi Đề án, Nghị quyết được Bộ Chính trị thông qua; khẩn trương xây dựng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội.

Trường Phong


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc