14 Triệu Người Dân Tích Cực Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp 2013 Qua Ứng Dụng VNeID – Thể Hiện Tinh Thần Dân Chủ Và Trách Nhiệm

NgườiDânĐóngGópÝKiến #DựThảoSửaĐổiHiếnPháp2013 #VNeID #DânChủ #TráchNhiệm

Đã có khoảng 14 triệu người dân góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 qua ứng dụng VNeID

Theo Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, các ý kiến góp ý của nhân dân tập trung vào một số nội dung như: Nội dung quy định sửa đổi, bổ sung Điều 9 và Điều 10 Hiến pháp năm 2013 khi thực hiện chủ trương sắp xếp các tổ chức chính trị – xã hội về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cách thiết kế quy định về đơn vị hành chính tại nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 110 Hiến pháp năm 2013 (nên quy định khái quát hay cụ thể về đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); cân nhắc việc giữ quy định “việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương” tại khoản 2 Điều 110 Hiến pháp hiện hành vì quy định này vừa qua được thực hiện rất tốt, phát huy dân chủ, hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn trong lấy ý kiến nhân dân; cân nhắc việc giữ quy định đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tại khoản 2 Điều 115 Hiến pháp vì đây là một cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước…

z6604091116386_5e3479e62b9c30da42e161443d7f74aa.jpg -0
Cán bộ Công an phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội trực tiếp hướng dẫn người dân đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 qua ứng dụng VNeID.

Đặc biệt, số lượng người dân tham gia góp ý trực tiếp trên ứng dụng VNeID ngày một tăng. Tại các địa phương, lực lượng Công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về việc đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng VNeID với nhiều hình thức khác nhau như qua hệ thống loa, qua mạng xã hội, qua các hội nghị cư dân…

Đồng thời, lực lượng Công an cũng “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng nhân khẩu” để trực tiếp hướng dẫn người dân. Người dân rất tích cực tham gia đóng góp ý kiến qua ứng dụng VNeID, coi đây là một “kênh” đóng góp ý kiến một cách thuận tiện, nhanh chóng, minh bạch. Tính đến 13h00 ngày 24/5/2025, đã có khoảng 14 triệu người dân tham gia góp ý. Dự kiến trong thời gian tới, số lượng này sẽ tăng lên. Bộ Công an và chính quyền địa phương các cấp đang tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các bước góp ý trên ứng dụng VNeID, bảo đảm nhanh chóng, thuận lợi.

Hoàn thành vào ngày 5/6/2025

Theo Kế hoạch của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và chỉ đạo của Chính phủ, việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được tiến hành trong một tháng, bắt đầu từ ngày 6/5/2025 và hoàn thành vào ngày 5/6/2025. Trong đó, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo Báo cáo của Chính phủ và xây dựng dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có quyết định thành lập Tổ công tác Hiến pháp, bao gồm lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực này để tham gia xây dựng nội dung các báo cáo. Theo bà Vũ Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, hiện nay, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương đang tiến hành tổng hợp kết quả lấy ý kiến để xây dựng báo cáo gửi về Bộ Tư pháp.

“Chúng tôi cũng thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai. Với quyết tâm và nỗ lực cao nhất, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành, địa phương để bảo đảm tiến độ xây dựng và hoàn thành dự thảo Báo cáo của Chính phủ và dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trình Chính phủ và Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng”, bà Vũ Thị Hạnh cho biết.

Theo đó, để tạo thuận lợi cho các cơ quan, bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp kết quả lấy ý kiến, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn cụ thể về các nhiệm vụ: Nội dung lấy ý kiến, trong đó tập trung góp ý vào các nội dung sửa đổi, bổ sung 8 điều khoản của Hiến pháp năm 2013, bám sát các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này; các nguồn tổng hợp ý kiến, cách đếm và ghi ý kiến; đề cương báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến và phụ lục kèm theo để các cơ quan, bộ, ngành, địa phương thực hiện thống nhất.

Chẳng hạn, hướng dẫn rõ các cơ quan, bộ, ngành, địa phương ban hành sớm kế hoạch, hoặc văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để kịp thời triển khai, xác định rõ tiến độ của cơ quan, bộ, ngành, địa phương mình cho phù hợp. Ví dụ,  đối với địa phương, nên đặt ra các mốc thời gian hoàn thành lấy ý kiến cho các xã, rồi đến huyện, rồi đến tỉnh, để cộng dồn số liệu từ xã trước, rồi đến huyện, rồi đến tỉnh; đồng thời bảo đảm UBND tỉnh hoàn thành báo cáo gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 30/5/2025.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc