00 🚨 Trước 'giờ G' áp dụng hóa đơn điện tử: 4 điều hộ kinh doanh không thể bỏ qua! 🚨 Còn chưa đầy 1 năm nữa, hàng chục nghìn hộ kinh doanh phải chính thức áp dụng hóa đơn điện tử. Liệu bạn đã sẵn sàng? ⏰ 👉 Chi phí đầu tư ra sao? 👉 Làm thế nào để tránh bị phạt? 👉 Công nghệ nào phù hợp với bạn? 👉 Những lưu ý quan trọng từ chuyên gia! HóaĐơnĐiệnTử #HộKinhDoanh #Thuế #ChuyểnĐổiSố #QuảnLýThuế #KếHoạch2025 - Rao vặt giá tốt

🚨 Trước ‘giờ G’ áp dụng hóa đơn điện tử: 4 điều hộ kinh doanh không thể bỏ qua! 🚨
Còn chưa đầy 1 năm nữa, hàng chục nghìn hộ kinh doanh phải chính thức áp dụng hóa đơn điện tử. Liệu bạn đã sẵn sàng? ⏰
👉 Chi phí đầu tư ra sao?
👉 Làm thế nào để tránh bị phạt?
👉 Công nghệ nào phù hợp với bạn?
👉 Những lưu ý quan trọng từ chuyên gia!

HóaĐơnĐiệnTử #HộKinhDoanh #Thuế #ChuyểnĐổiSố #QuảnLýThuế #KếHoạch2025

(KTSG Online) – Từ vị trí đứng bên lề nền kinh tế số, các hộ, cá nhân kinh doanh dần gia nhập “cuộc chơi” khi buộc phải xuất hóa đơn điện tử, được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế từ ngày 1-6-2025.

Hoá đơn điện tử thay đổi hoạt động của hộ kinh doanh

Hàng chục nghìn hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm, thuộc các nhóm ngành nghề như ăn uống, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bán lẻ… sẽ thực hiện xuất hóa đơn điện tử, được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế từ ngày 1-6-2025, thay vì nộp thuế khoán như trước. Đây là thay đổi căn bản trong phương thức quản lý của cơ quan thuế với hộ kinh doanh, theo quy định tại Nghị định 70/2025.

Hộ kinh doanh tìm hiểu ứng dụng quản lý bán hàng, tích hợp dịch vụ xuất hóa đơn điện tử. Ảnh: H.T

Đón nhận thông tin này, phần lớn hộ kinh doanh bày tỏ sự đồng tình, vì các quy định quản lý thuế mới giúp họ hạn chế một số rủi ro, như nộp thuế “oan” do lẫn lộn giữa dòng tiền kinh doanh và cá nhân; bán hàng không xuất hóa đơn; thất thoát tài chính do không kiểm soát được nguyên liệu đầu vào/đơn hàng xuất ra…

Trong đó, nhiều hộ chủ động ứng dụng các phần mềm quản lý bán hàng như KiotViet, Sapo và Sổ Bán Hàng, với các giải pháp phù hợp cho nhiều phân khúc khách hàng và ngành hàng. Còn một số ít hộ sử dụng sản phẩm tích hợp dịch vụ như hóa đơn điện tử và các giải pháp toàn diện cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp, do các đơn vị lớn như Viettel, VNPT và Misa cung cấp.

Tuy vậy, vẫn có những hộ tỏ ra e ngại khi phải thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh. Ông Nguyễn Huy Hùng, hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống trên phố Lý Thường Kiệt (Hà Nội), cho biết đã lắp đặt thiết bị với chi phí khoảng 10 triệu đồng. Đồng thời, tuyển dụng một nhân viên trẻ, phụ trách đứng quầy để nhập thông tin và đơn hàng xuất ra thuận lợi hơn.

Việc tuyển dụng nhân viên, theo ông Hùng, là tình huống đặng chẳng đừng. Bởi nhiều nhân viên đã lớn tuổi, không thành thạo công nghệ.

Hơn nữa, ông cũng lo ngại hệ thống công nghệ phát sinh trục trặc khi đi vào vận hành chính thức, dẫn tới nhập sai thông tin trên hoá đơn đầu vào hoặc chậm xuất hoá đơn… dẫn tới rủi ro bị cơ quan thuế xử phạt, nếu nhà cung cấp sẽ không hỗ trợ kịp thời. Vì vậy, ông mong cơ quan thuế có cơ chế ràng buộc với nhà cung cấp thiết bị về việc phải hỗ trợ hộ kinh doanh, tránh trường hợp bán được máy xong thì “đem con bỏ chợ”…

Ông Nguyễn Hữu Tài, hộ kinh doanh cà phê lưu động ở Hà Nội, cho rằng với đặc thù địa điểm kinh doanh không cố định, nên ông và các nhân viên dễ gặp hạn chế về đường truyền dữ liệu, nơi đặt thiết bị… nên khó lắp các loại máy tương tự các cửa hàng buôn bán tại chỗ. Do đó, ông đang tìm hiểu loại hình nào dịch vụ có thể tích hợp được vào điện thoại hoặc thiết bị nhỏ gọn, dễ sử dụng.

Từ góc nhìn chuyên gia, ông nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, đánh giá việc thay đổi thói quen sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử có thể gây ra khó khăn trong giai đoạn đầu cho các hộ kinh doanh.

Về kỹ thuật, không phải mọi hộ, cá nhân kinh doanh đều đã có kết nối, đầu tư trang thiết bị là máy tính tiền. Điều này dẫn tới việc chuyển đổi gặp nhiều khó khăn, do phải đầu tư chi phí mua sắm thiết bị và học cách vận hành.

Về tâm lý, xưa nay các hộ, cá nhân kinh doanh đang được hưởng thuế khoán, thì nay phải kê khai hết các khoản doanh thu và chi phí, nên có tâm lý ngần ngại không muốn thực hiện.

Với bối cảnh hiện tại, ông Được cho biết Nghị định 70/2025 có quy định bắt buộc các hộ kinh doanh phải thực hiện chuyển đổi. Bởi khi cơ quan thuế đã có sự hỗ trợ về mặt chính sách, kỹ thuật và người nộp thuế có đầy đủ điều kiện, mà vẫn cố tình chây ì, thì sẽ phải nộp phạt theo chế tài. Vì vậy, việc cần làm là từng bước cởi nút thắt để làm sao vừa hỗ trợ các hộ, cá nhân kinh doanh, nhưng cũng bảo đảm tính răn đe.

Theo đó, hộ kinh doanh cần chủ động tìm hiểu, dụng công nghệ. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi. Cùng với đó, các đơn vị cung cấp giải pháp cần cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, giá cả hợp lý.

Lưu ý với hộ kinh doanh trước giờ G

Với việc Nghị định số 70/2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6, thì ngày 30-5 là hạn chót cho hộ, cá nhân kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, qua đó đảm bảo việc sử dụng hóa đơn điện tử khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Hộ kinh doanh cá thế có lợi thế nhờ thủ tục hành chính đơn giản, không bị ràng buộc bởi nhiều quy định pháp lý như doanh nghiệp. Ảnh: Lê Vũ

Để chuẩn bị cho việc kết nối máy tính tiền và xuất hóa đơn điện tử, bà Lê Thị Yến, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn thuế Hà Nội, khuyến nghị các hộ kinh doanh cần rà soát số liệu tồn kho, công nợ, dòng tiền… là cơ sở số tính toán dư đầu kỳ để đưa vào hệ thống. Ngoài ra, thiết lập và chuẩn hóa các danh mục, gồm danh mục khách hàng, nhà cung cấp hàng hóa, vật tư.

Hơn hết, cần lựa chọn nền tảng công nghệ phù hợp, đồng bộ, thuận lợi cho việc quản trị sau này như phần mềm bán hàng kết nối với máy tính tiền, có khả năng đồng bộ dữ liệu, xuất hóa đơn điện tử và sổ sách kế toán.

“Trong mọi giao dịch mua, bán, các hộ kinh doanh phải yêu cầu hóa đơn đầu vào. Đồng thời, kiểm tra, rà soát đầu vào để kịp thời phát hiện khoản chênh lệch nếu có”, bà Yến nói và đề xuất các hộ mở tài khoản riêng cho hoạt động kinh doanh.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, cho biết nhiều hộ kinh doanh băn lại ngại yêu cầu lấy hóa đơn đầu vào khó thực hiện, điển hình là hộ kinh doanh nhà hàng mua trực tiếp các sản phẩm rau, củ, quả, thủy hải sản từ nông dân thường là không có hóa đơn điện tử.

Với trường hợp này, bà Cúc cho rằng cần lập bảng kê, ghi rõ từng mặt hàng, với số lượng mua vào, tên, địa chỉ và số căn cước công dân của người mua. Còn với sản phẩm đầu vào là hàng may mặc, điện tử, hoặc thực phẩm ở siêu thị, thì buộc phải có hóa đơn điện tử nhằm ngăn chặn việc mua bán hàng buôn lậu, trôi nổi.

“Nguyên tắc hàng hóa mua vào phải có hóa đơn chứ không chỉ là hóa đơn đầu ra”, bà Cúc nói tại một hội thảo về chế độ hóa đơn điện tử với hộ và cá nhân kinh doanh tổ chức ngày 24-4,

Cũng theo bà Cúc, từ 1-6, người bán hàng phải xuất hóa đơn điện tử ngay lập tức chứ không phải cuối ngày mới xuất một lần. “Thay vì xuất hóa đơn vào cuối ngày như hiện nay, từ ngày 1-6 bán hàng và thu tiền ở đâu phải xuất hóa đơn điện tử ở đó. Đây là thay đổi rất mới nên các hộ, cá nhân kinh doanh cần nắm để thực hiện”, bà Cúc lưu ý.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc